“Cháu thưa cô.
” “Có những trường hợp mà khi đi siêu âm, ” “bác sĩ nói thai nhi bị dị tật.
” “Nếu sinh ra, đứa trẻ sẽ phát triển không bình thường.
” “Có ý kiến cho rằng:” “trong trường hợp như vậy thì nên bỏ thai đi.
” “Trong trường hợp này” “thì phải làm như thế nào mới đúng” “theo tinh thần đạo Phật ạ?” Kính thưa các bạn, trong đạo Phật của chúng ta, nếu có đứa trẻ mà ở trong thai của chúng ta, chúng ta phát hiện từ sớm nó bị dị tật, chúng ta tu tập, sám hối, làm phúc thì cái đó nó được chuyển hóa ở trong thai.
Nó lại chuyển hóa thành không bị nữa.
Tức là nó chuyển bệnh ngay trong thai của mình.
Còn những đứa bé mà mãi đến tận những tháng cuối cùng, sắp sinh ra làm người, các bạn ạ.
Bắt đầu, chúng ta mới phát hiện ra là bé bị dị tật.
Đây là nghiệp quả của mình và bé phải chăm nhau.
Tức là phải có đứa con dị tật, dị nghiệp như vậy.
Rất đau khổ.
Đứa bé cũng khổ mà mình cũng khổ.
Chỗ này xảy ra hai trường hợp, bố mẹ phải tự lựa chọn: Trường hợp thứ nhất là chúng ta sẽ sinh ra và nuôi bé suốt.
Trường hợp thứ hai là mình phải phát nguyện sám hối trong một tuần.
Sau đó, mình tạo các phúc lành, cúng dường Tam Bảo, hồi hướng cho bé.
Coi như đây là một nghiệp.
Tức là chúng sinh này mang nghiệp này.
Mình xin cúng dường cho bé để cho bé xả thân này, lấy thân khác.
Nhưng quả báo chúng ta vẫn phải mang.
Quả báo dư nghiệp, tức là bây giờ trong y học mà người ta khuyên mình là nên bỏ thai đó đi.
Nhưng khi mình bỏ, mình cúng dường cho bé.
Nhưng mà mình vẫn có những quả báo nhất định về sức khỏe có thể là mình bị giảm tuổi thọ.
Đáng ra mình sống được 70 năm, nhưng do quả báo này, mình chỉ sống được 65 năm hoặc 68 năm.
Đáng lẽ mình ốm có 10 lần thì do quả báo này, mình có thể ốm 12, 13 lần.
Các bạn rõ chưa? Nhưng mình phải sám hối rồi mình phải cúng dường đầy đủ, tu tập để cho linh thức khi nó chưa phải làm người này, nó được thoát ra.
Khi nó thoát ra, mình phát nguyện.
Ví dụ: con cúng dường năm triệu, ba triệu này để cho thần thức này được thoát ra để nhận phước báo này được thoát ra đúng vào thời điểm bác sĩ bắt đầu tiến hành.
Đại chúng rõ chưa? Bởi vì lúc đó, bé chưa đủ nhân duyên được làm người.
Nếu như những đứa bé được đủ nhân duyên làm người, nó có thể đẻ non, đại chúng ạ.
Đẻ non nó cũng làm người.
Nhưng đứa bé này, nó chưa đủ nhân duyên làm người.
Tức là nó chưa thoát từ kiếp trong thai tạng sang kiếp hoàn chỉnh con người với các duyên trong giao tiếp, tương tác ở cõi người bên ngoài.
Trong trường hợp này, có hai việc như vậy thì chúng ta là người nên phải lựa chọn.
Cô cũng có những trường hợp, mà những người mà đi bỏ thai, bác sĩ người ta khuyên: Thai đã dị tật rồi.
Bây giờ nên bỏ đi, không thì đẻ ra rất là khổ.
Có gọi điện đến cho cô và cô cũng thỉnh luôn ra nghiệp lực của tất cả và gia đình nên làm thế nào, bố mẹ nên tu tập thế nào, cúng dường làm phước ra sao để hóa giải oán kết này đi, rồi để cho đủ duyên để khi bác sĩ bắt đầu làm thì thần thức kia nó thoát ra.
Tức là nó thoát ra trước lúc bác sĩ làm trong khoảng sát la thì để lại còn thân đó thôi.
Giống như là mình hô một tiếng vang lên: “nhà sập đấy” thì người này chạy ra khỏi nhà, chạy ra khỏi nhà trước khi nhà nó sập xuống.
Cho nên, đức Phật có dạy thế này: “Chúng sinh lưu chuyển từ đời này đến đời khác” “từ cõi này đến cõi khác” “chính là do phước báo hoặc tội báo” Cho nên, mình phát nguyện cúng dường đúng vào thời điểm đó để cho chúng sinh đó được đi từ đời này đến đời sau.
Cô trả lời câu hỏi tiếp theo Nick Đỗ Hiền: “Dạ, con muốn hỏi cô một câu hỏi:” “Đứa trẻ mà bị người mẹ nạo phá đi.
” “Vậy liệu có nhân duyên nào” “mà đứa trẻ ấy lại tiếp tục đầu thai lại” “vào người mẹ đó không ạ?” Cái này là có.
Khi mà mình với đứa trẻ này đã chuyển duyên đi rồi.
Tức là cho tăng phước lên rồi.
Và ngay lúc mình sám hối là mình cũng đã chuyển nghiệp rồi.
Hai việc này tương tác, bố mẹ đồng nghiệp, đồng phước với nhau thì nó lại quay về làm con của chính mình.
Ví dụ: Mình đã tạo phước cho nó, mình muốn nó đi đến chỗ bố mẹ biết đến nhân quả, biết đến việc này, biết đối xử yêu thương con.
Nhưng rồi mình lại quyết định không nạo phá thai nữa Nó lại tiếp tục làm con của mình luôn mà không cần phải đi đâu cả.
Chỉ bao giờ đến phút cuối cùng sát la là bỏ thì nó mới đi.
Còn nếu mình tiếp tục có mang thai mà phước của mình do tu tập tăng lên mà nó lại tương ứng với phước của nó thì nó lại quay về.
Cô trả lời câu hỏi này như vậy.
Nick tiếp theo của Nguyễn Bích Thủy.
“Cô ơi, cách đây 27 năm con có bỏ một cháu” “và sau khi bỏ cháu, ” “suốt từ đó cho đến nay, ” “con rất khổ tâm về việc này.
” “Con được nhân duyên là có một vị thầy nói” “là đặt tên cho cháu” “và thầy đưa lên núi để học tu” “và con đã làm theo.
” “Sau đó, con gửi linh thức của cháu” “về chùa gần nhà để cháu nghe Pháp” “và tiện để cháu lạy sám hối cho bé.
” “Cho đến nay, con vẫn đi phóng sinh” “và cúng dường các chùa và làm từ thiện.
” “Vậy thì con của con có đầu thai chưa cô?” “Và làm sao nhận biết cháu đã đi đầu thai rồi?” “Con rất ân hận lắm cô ạ.
” “Và hiện nay cháu hay thích nghe thuyết Pháp lắm.
” “Xin cảm ơn cô nhiều.
” Việc của bé đi đầu thai thì cháu cứ đi làm các việc phước thiện cho bé thôi.
Bé theo nhân duyên, bé sẽ đi đầu thai, đừng lo lắng việc này nhiều quá.
Mình luôn luôn làm phước hướng tới cho bé thì khi phước của bé đầy đủ, nó sẽ đi đầu thai.
Còn việc của mình là mình sám hối và mình làm phước thiện thì nghiệp của mình nó sẽ tự tiêu.
Tại vì từ vô thủy kiếp, Chư Phật và các bậc Thánh Tăng cũng tạo vô số nghiệp ác.
Nhưng do các Ngài có sám hối, có bỏ ác làm lành.
Cho nên được chuyển hóa.
Đại chúng thấy đúng không? Ví dụ: một người bắt vào tội ăn cắp, ăn trộm, người ta đi người ta trả nghiệp xong rồi ra, người ta có phải bị coi như thằng ăn cắp nữa đâu? Cho nên, chúng ta đều có sự trả nghiệp để cho nó chuyển hóa nghiệp.
Câu hỏi tiếp theo: “Thưa cô, con muốn hỏi:” “Khi con mang thai được hơn bốn tuần, ” “con bị chửa ngoài dạ con phải bỏ bé.
” “Đó là yếu tố bắt buộc.
” “Nhưng khi biết thai bị chửa bên ngoài, ” “con cũng từng có ý nghĩ bỏ thai” “vì con chưa kết hôn.
” “Vậy cô cho con hỏi, ” “duyên nghiệp của con và bé như thế nào?” “Và con phái hóa giải nghiệp thế nào ạ?” Bởi vì, cháu cũng có ý định là bỏ bé.
Tức là không phải hoàn toàn do nhân duyên của bé.
Có ý định bỏ bé nên cháu vẫn có nghiệp phải chịu.
Tức là có nhân duyên nếu bé chưa được siêu thoát vẫn theo mình.
Vì thế, cháu cũng nên làm những việc phước thiện như cô hướng dẫn để hồi hướng cho bé.
.