Phải mở cửa cho xuất khẩu gạo TTO – Với khoảng 300.
000 tấn gạo nằm ở cảng chờ xuất khẩu hiện nay, ngành lúa gạo VN bị thiệt hại khoảng 50 tỉ đồng/ngày cho các chi phí, chưa kể chất lượng gạo bị xuống cấp, bị đối tác nước ngoài khiếu kiện do chậm giao hàng theo hợp đồng.
Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), khẳng định như vậy khi chia sẻ với Tuổi Trẻ về sự ách tắc trong hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay Ông Bình nói: – Tôi đề nghị phải cho thông quan ngay 300.
000 tấn gạo đang nằm ở cảng từ 24-3 đến nay nhằm giảm thiệt hại cho các doanh nghiệp (DN), bởi số lượng này cũng nằm trong hạn ngạch 400.
000 tấn của tháng 4-2020.
Ảnh hưởng chuyện lớn và lâu dài * Dù có “trục trặc” trong vấn đề đăng ký tờ khai hải quan nhưng các DN đã được làm thủ tục xuất khẩu gạo trở lại, thưa ông? – Dù Thủ tướng đã cho phép xuất khẩu 400.
000 tấn trong tháng 4 nhưng nhiều DN cũng đang rất đau đầu bởi số lượng gạo được đăng ký tờ khai thấp hơn nhiều so với số lượng gạo đã đưa đến cảng, chưa kể còn bị “làm khó”.
Chẳng hạn sau khi được phép xuất khẩu gạo trở lại, mặt hàng gạo bỗng dưng được hải quan xếp vào “luồng đỏ”, tức là phải kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Tất cả các container đều phải được đưa vào cân, mở công (container)kiểm tra gạo, đảo gạo… Tiến độ thông quan bị kéo dài, chi phí phát sinh gần 2 triệu đồng/container, chưa kể các chi phí lưu kho vận chuyển từ 24-3 đến nay.
* Đã có DN nào bị hủy đơn hàng do chậm trễ giao hàng chưa? – Chúng tôi vừa mới nhận được thư của một đối tác thông báo hủy hợp đồng vì không giao hàng đúng thời hạn.
Nếu tình hình thông quan còn khó khăn và kéo dài, chắc chắn sẽ có thêm khách hàng đòi hủy hợp đồng, đòi bồi thường và họ sẽ chuyển qua mua gạo từ những đối thủ của VN thay thế.
Có thể nói tiền lưu kho bãi mới là phần nổi, đền hợp đồng và mất uy tín mới là chuyện lớn và lâu dài của DN xuất khẩu gạo hiện nay.
Sự đánh đổi quá kỳ lạ * Nhiều DN trúng thầu cung cấp gạo dự trữ nhưng không thực hiện, cần phải có biện pháp chế tài? – Nếu trúng thầu nhưng lại “xù” không thực hiện, chắc chắn DN sẽ mất cọc Đây không phải là chuyện mới xảy ra lần đầu Tổng cục Dự trữ chỉ cần mở các gói thầu khác để mua đủ số lượng là được.
Ngay hôm họp với Bộ Công thương tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 26-3, các DN và lãnh đạo các địa phương cho biết nếu mở thầu lại, chỉ cần 2-3 ngày là có đủ 200.
000-300.
000 tấn gạo cho dự trữ bởi gạo trong dân và kho DN còn rất nhiều.
Việc lấy lý do không mua đủ tạm trữ để yêu cầu ngưng xuất khẩu gạo là một sự đánh đổi quá kỳ lạ.
Nếu nâng giá mua gạo dự trữ lên 10.
000 đồng/kg so với mức giá trúng thầu trước đó là 9.
200 đồng/kg gạo, ngân sách chỉ phải chi thêm 160 tỉ đồng nếu mua 200.
000 tấn gạo dự trữ.
Trong khi đó, việc ngừng xuất khẩu gạo khiến DN, nông dân trồng lúa nói riêng và ngành nông nghiệp VN nói chung bị thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.
* Nhưng việc mua đủ gạo dự trữ là nhiệm vụ quan trọng, vấn đề an ninh lương thực quốc gia? – Số lượng 200.
000-300.
000 tấn gạo dự trữ hằng năm chỉ chiếm khoảng 5% gạo xuất khẩu Nhiều năm qua số lượng gạo này chủ yếu dành để hỗ trợ các địa phương bị thiên tai, mất mùa… chứ không phải dùng cho giải cứu mất an ninh lương thực.
VN lại thu hoạch lúa gạo quanh năm nên nếu mua chưa đủ số lượng, có thể tổ chức mua bình thường, không phải lo thiếu gạo cho dự trữ.
Thực tế VN là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới hàng chục năm qua, với số lượng gạo xuất khẩu lên tới 6-7 triệu tấn/năm.
Và theo quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo, DN xuất khẩu gạo phải có lượng tồn kho 5% tổng xuất khẩu của 6 tháng trước đó hay có liên kết với các siêu thị hoặc chuỗi bán lẻ để cung ứng gạo ra thị trường khi cần.
Do đó một số cơn sốt thiếu gạo cục bộ đều nhanh chóng bị dập tắt nhờ các DN kịp thời đưa gạo trong kho ra thị trường chứ không phải gạo dự trữ quốc gia.
.