Xin chào các bạn.
Hôm nay chúng ta tiếp tục với phóng sự về Người Đức ở Việt Nam với đại diện của Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư CHLB Đức.
Hôm nay chúng tôi ghé thăm văn phòng của anh Haug, phụ trách Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam Anh Haug sẽ kể cho chúng ta rõ hơn về công việc cụ thể của anh.
Rất sẵn lòng.
Đúng vậy, tại Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư CHLB Đức tôi phụ trách khu vực Hồng Kông, Nam Trung Quốc và kể từ 1 năm nay là cả Việt Nam.
Chúng tôi có văn phòng đại diện ở Hà Nội từ năm 2008 cùng với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức.
Chúng tôi mới chuyển đến tòa nhà Lotte, chuyển đến văn phòng mới được gần một tuần.
Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư CHLB Đức chúng tôi thực hiện các hoạt động hỗ trợ kinh tế đối ngoại và quảng bá cho hình ảnh nước Đức.
Anh thấy có những thuận lợi và những mối quan tâm nào ở doanh nghiệp Đức ở Việt Nam? Vâng Việt Nam là một thị trường rất thú vị.
Chúng ta đang ở một đất nước trong hàng ngũ các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Tăng trưởng kinh tế quốc dân đạt trên 6% trong những năm qua và chúng tôi nghĩ tốc độ tăng trưởng trong những năm tới cũng ở mức như vậy.
Đây là một yếu tố rất thú vị.
Việt Nam là một nước đang phát triển đã đạt tổng sản phẩm quốc nội trên 2.
000 USD và được xếp vào hàng quốc gia với mức thu nhập trung bình.
Có nghĩa là Việt Nam đã đạt được một sự thịnh vượng nhất định và đã hình thành một tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn rất cần một sự phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản.
Rất nhiều con đường, cơ sở hạ tầng cho hệ thống cấp thoát nước, sân bay, cầu cảng được xây dựng.
nhưng trước mắt là lĩnh vực cung ứng.
Đây là một lĩnh vực còn cần rất nhiều sự đầu tư ở Việt Nam.
Bên cạnh đó là lĩnh vực gia công, các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có nhiều công ty Châu Á, hoạt động trong lĩnh vực dệt may.
Hiện giờ cũng nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử chuyển xưởng sản xuất tới Việt Nam để tận dụng yếu tố chi phí lương thấp, để đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Những doanh nghiệp này cần máy móc, trang thiết bị và các công ty Đức có thể đáp ứng được nhu cầu đó và việc trao đổi đang diễn ra rất tích cực.
Trong tương lai những thị trường như cung ứng thiết bị y tế, kỹ thuật y tế sẽ càng ngày càng quan trọng hơn nữa.
Có lẽ như ở bên Đức với nhu cầu chăm sóc người già.
Còn hiện tại là các hàng hóa tiêu dùng tôi nói ví dụ như từ ô tô cho đến bia Đức, thị trường này có cánh tay vươn khá xa.
Các nước đang phát triển thường không phải là thị trường lý tưởng nhất.
Anh có thấy những khó khăn cho các công ty Đức ở Việt Nam không? Điều anh vừa nói là đúng.
Đúng là ở đây có những cơ quan không hoạt động như những cơ quan mà chúng ta biết ở những nước phát triển như Châu Âu.
Vì vậy đó cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do họ phải đương đầu với các thủ tục hành chính quan liêu phức tạp.
Đây thực sự là một rào cản cho các nhà đầu tư cũng như cho việc trao đổi thương mại bởi vì cơ quan hải quan hoạt động chưa được hiệu quả và khá chậm.
Đây là điều nhiều nhà đầu tư thường phàn nàn với tôi.
Đó là các trải nghiệm của anh trong công việc ở đây.
Vậy có những trải nghiệm nào ngoài chuyện công việc, ví dụ như các ấn tượng của anh về Việt Nam? Ấn tượng về Việt Nam của tôi rất tốt.
Thực ra những trải nghiệm trong năm nay chủ yếu liên quan đến công việc và tất cả đều rất thú vị.
Trước đây tôi cũng đã từng sang công tác ở Việt Nam rất nhiều lần và lần nào đến đây tôi cũng đều cảm thấy rất vui.
Bởi vì dân tộc Việt nam là một dân tộc rất dễ chịu người Việt Nam là những con người vô cùng thân thiện, cởi mở với người nước ngoài.
Văn hóa ở đây rất hướng ngoại và đặc biệt là với Đức chúng ta có một quan hệ khá khăng khít điều này có thể nhận thấy rất rõ.
Và tôi cho rằng khí hậu ở đây rất dễ chịu, đồ ăn rất ngon – chúng ta còn cần gì nhiều hơn nữa nhỉ? Anh Haug, xin cảm ơn anh đã dành thời gian trả lời phỏng vấn và chúc anh mọi điều tốt đẹp trong công việc.
.