hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Đời sống Sức khoẻ

Phật tử nên trị bệnh "tri thức"!

3 years ago
in Sức khoẻ
Phật tử nên trị bệnh "tri thức"!

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

LIÊN QUAN

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

Kính thưa các quý đạo hữu! Thỉnh các quý đạo hữu chúng ta chắp tay niệm hồng danh Phật để chúng ta vào buổi chia sẻ Pháp, trạch Pháp thường kỳ của Câu lạc bộ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Kính thưa các quý đạo hữu! Thì như Sư Phụ cũng thường nhắc nhở, ở Phật tử chúng ta là có một cái bệnh.

Đó là Sư Phụ nói rất là vui, tức là gặp ai cũng thuyết Pháp, rồi khi mới gặp người ta, chưa biết người ta có đồng ý nói chuyện với mình hay không? Thế cứ gặp người ta thì Sư Phụ dùng cái câu là: “Đè người ta ra mà bắt người ta nghe Pháp.

” Chỗ nào cũng dạy người ta, dạy người ta mà mình không có cái nhân duyên.

Thế ví dụ như là có cái nhân duyên là có người ta hỏi mình hay người ta nhờ mình hay là có một cái nhân duyên thân tình nào đó mà mình đã cảm thấy là người ta sẵn sàng tiếp nhận lời nói của mình, sẵn sàng lắng nghe lời nói của mình hoặc là mình có thể tạo một cái nhân duyên gì đó mà khiến cho người ta không bị ảnh hưởng.

Hoặc là cái nhân duyên như là Phật tử trong Câu lạc bộ của chúng ta, chúng ta có sự thỏa thuận với nhau là chia sẻ, sách tấn với nhau; nó gọi là đủ nhân duyên.

Còn ngoài cái gì ra mà không đủ nhân duyên thì nó gọi là cái bệnh thuyết Pháp.

Thì cái bệnh thuyết Pháp này thì nó cũng sinh ra cho ta những cái gọi là lầm tưởng, lầm tưởng là chúng ta có trí tuệ.

Thế thì để tìm hiểu xem mình thực sự đã là người có trí tuệ hay chưa hay là mình chỉ là người có một chút tri thức thôi.

Cho nên là khi mình có một chút tri thức thì mình lại lầm tưởng là mình có trí tuệ.

Vì thế cho nên là mình có thể sinh ra ngã mạn.

Thế cho nên để hôm nay thì trong bài chia sẻ trạch Pháp này thì Yến cũng chuyển tải đến các quý đạo hữu chúng ta cách mà trị bệnh gọi là cái bệnh tri thức của chúng ta đi, tức là tham khảo nhiều rồi thì có khi nghe nhiều, chỉ có tham khảo xong rồi đi nói lại thôi.

Tức là trị cái bệnh tri thức này đi.

Nếu mà chúng ta trị được cái bệnh tri thức này thì tâm ý chúng ta sẽ được lắng đọng hơn, chúng ta sẽ được định tĩnh hơn, và chúng ta sẽ quán xét được xem cái gì đúng thời thì chia sẻ kiến thức mà mình đã được học hỏi.

Cái gì lúc nào thì mình không nên chia sẻ.

Gọi là một bệnh gọi là bệnh tri thức.

Bệnh tri thức là cái bệnh rất hay dạy người, dạy một cách không kiểm soát được.

Tức là kể cả những cái điều ấy mình mới nghe thôi, mình còn chưa biết thấy đúng sai như nào mà cảm thấy nó là cái điều để đi dạy người, cũng mang ra đi dạy người.

Trong nhà Phật thì rất là kỵ với cái việc này.

Thứ nhất là nếu như chúng ta chỉ là người nghe thôi thì chúng ta phải thực hành.

Đức Phật dạy Ngài A-nan đấy.

Tức là: “Như vầy tôi nghe”.

Tức là cái điều này tôi nghe thôi, chứ còn sự thật thì tôi chưa chứng đạt, cho nên tôi chưa kiểm nghiệm được: “Như vầy tôi nghe.

” Thế còn những cái gì mà mình chứng đạt được thì mình cứ thế là mình nói ra thôi.

Tức là cái này tôi thấy, tôi biết, tôi rõ biết thì cái đấy nó thuộc về mình.

Còn những cái gì nghe thì chỉ là nghe thôi, là Phật tử thì đôi khi cũng quên đi cái điều đó.

Thì bài kinh này nhắc nhở chúng ta để cho chúng ta tự mình trị đi cái bệnh tri thức của mình.

Đấy, Phật tử cũng nên trị đi cái bệnh tri thức, cái này nó cũng không tốt cho mình.

Bài kinh “Thức, tuệ và sanh mạng.

” Thì các quý đạo hữu chúng ta nghe lại bài này, thì Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng.

Yến thì chỉ có nhặt một số ý phù hợp với cái áp dụng của chúng ta thôi.

Còn giải thích về sinh mạng thế nào, cái sinh mạng của cái thức nó tồn tại ra sao, sinh mạng của tuệ nó tồn tại ra sao thì trong bài kinh cũng nói rõ và Thầy đã giảng rõ rồi thì Yến chỉ lược qua.

Tức là cái sinh mạng nó tồn tại do duyên khởi, thế thôi.

Ví dụ cái sinh mạng của thức, nó tồn tại cũng do duyên khởi, sinh mạng của tuệ nó tồn tại cũng trong duyên khởi, tức là nó theo cái Pháp sinh diệt.

Cái này tí nữa vào kinh thì Yến sẽ giải thích sâu hơn về phần sau.

Chứ còn đọc hết nguyên bài kinh này thì rất dài.

Cho nên Yến không đọc hết nguyên bài kinh.

Điều chúng ta cần tìm hiểu ở đây, thứ nhất là để cho Phật tử chúng ta biết phân biệt được giữa thức và tuệ.

Thức và tuệ khác nhau thế nào? Và trú xứ của thức và tuệ có khác nhau không hay là cùng một nơi thôi.

Bài kinh “Thức, tuệ và sanh mạng.

” Vua Mi Lan Đà hỏi: “Thưa Đại đức, thức và tuệ có ý nghĩa, ngữ tự” “giống nhau hay khác nhau?” Đại đức Na Tiên đáp: “Ý nghĩa và ngữ tự của thức và tuệ hoàn toàn khác nhau, ” “tâu đại vương.

” Vua Mi Lan Đà nói: “Xin Đại đức giảng cho nghe.

” Tỳ-kheo Na Tiên đáp: “Thức là vin-na-na, ” “nghĩa là nhận biết, thu góp” “mọi kiến thức, kinh nghiệm.

” “Còn tuệ là pan-na, ” “có nghĩa là thấy rõ, biết chắc mọi vật, ” “các Pháp đúng như thực tướng, tâu đại vương.

” Thì Yến trạch chỗ này một chút.

Tức là phân biệt giữa thức và tuệ thì chúng ta cũng phải hiểu được kiến thức đó, tiếp thu được kiến thức này để cho chúng ta xem xem mình đang có thức hay đang có tuệ trong hiện tại.

Thì “thức” là nhận biết, thu gom mọi kiến thức, kinh nghiệm.

Ví dụ, Yến chỉ nói ví dụ thôi: Cái thức nhận biết, tức là khi mà một cái cục nước đá chạm vào thân của mình, mình kêu: Lạnh quá! Tức là mình nhận biết được cái cảm giác và cái từ lạnh quá đấy là một chế định từ của thế gian, tức là cảm giác đó thì cho là lạnh.

Thế nhưng mà nếu cũng cái cảm giác đó mà thế gian đặt cái ngôn từ khác đi là nóng.

Tức là cảm nhận thấy biết của chúng ta cộng với lại kinh nghiệm và kiến thức của thế gian.

Thế nếu nó thay đổi đi, ví dụ cái cảm giác mà chúng ta đang gọi danh từ là nóng đó mà thế gian lại quay sang nói là lạnh, lạnh quá thì khi chúng ta bị cái cục sắt nóng chạm vào tay thì chúng ta gọi là lạnh quá.

Ví dụ như ở giữa miền Nam và miền Bắc.

Miền Bắc thì gọi là cái bát để đựng cơm.

Miền Nam thì gọi là cái chén để đựng cơm.

Thế thì khi mắt chúng ta tiếp xúc với cái đồ đựng là cái bát này thì từ cái kiến thức mà chúng ta thu nhập, thì chúng ta nói, thu nhập từ ngôn từ của miền Bắc thì chúng ta gọi đây là cái bát đựng cơm.

Nhưng cũng từ mắt nhìn thấy cái vật đựng cơm đó mà miền Bắc gọi là cái bát này thì người miền Nam lại có cái tiếp nhận, cái chế định từ của thế gian là cái chén thì người ta liền nói ra cái chén đựng cơm, quý đạo hữu ạ.

Thế cho nên cái “thức” này là từ sự nhận biết của mình và thu thập kiến thức thế gian.

Nhận biết tức là nhận biết cảm thọ nóng, cảm thọ lạnh và kiến thức của thế gian là chế định từ là đây là nóng, đây là lạnh.

Thì giải thích rõ cho như thế để cho chúng ta cùng hiểu với nhau.

Đấy, cái thức là sự nhận biết như thế, tức là nó có một cái cảm nhận của mình, cái biết của mình về cái vấn đề đó và cộng thêm cái kiến thức của thế gian nữa, thì nó gọi là cái thức nhận biết.

Đó là nhận biết, tức là đầu tiên là nhận biết, xong sau đó là thu góp mọi kiến thức, kinh nghiệm của thế gian.

Đấy, nhận biết và thu góp tất cả các kiến thức và kinh nghiệm của thế gian.

Ví dụ như là ở thế gian, cũng một nhà gọi là siêu trí tuệ thế gian.

Ví dụ như là nhà bác học Ác-si-mét.

Khi mà ông đang tắm ở trong bồn tắm và ông nhận biết được cái lực nâng của nước thì đấy là ông nhận biết được.

Ông nhận biết rồi thì ông mới bắt đầu phát minh ra cái lực nâng của nước.

Thế và sau đó người ta gọi cái định luật đó, gọi là định luật Ác-si-mét.

Thì từ cái nhận biết đó và cái tên đó, khi mà chúng ta tiếp nhận lại cái đó thì gọi là thức nhận biết và thu nhập kinh nghiệm từ thế gian.

Các quý đạo hữu rõ chỗ này, thế là nhận thức.

Thế thì tất cả chúng ta đều có cái thức đó.

Ví dụ như là nhãn thức, nhị thức, tức là lục căn với lục trần thì sinh ra cái nhận biết.

Thế còn tuệ thì là biết chắc mọi vật, tức là biết chắc được các Pháp như thực tướng của nó.

Cái thực tướng của nó thế nào thì biết rõ được như vậy, không cần phải qua một cái trải nghiệm nào nữa.

Tức là ví dụ khi mà Đức Phật, Ngài chứng đắc thành tựu được đạo quả, Ngài hướng tâm tới đâu; tức là khi đó thì Ngài chứng được tam minh, tức là tam tuệ minh.

Tức là ba loại trí tuệ này, thứ nhất là túc mạng minh.

Túc mạng minh là tuệ giác sáng suốt, biết rõ được tất cả các kiếp quá khứ của mình và quá khứ của tất cả chúng sinh đã sinh ra tên là gì, cha mẹ là ai, làm nghề gì, và thuộc giai cấp nào.

Tức là khi Ngài hướng cái trí tuệ của Ngài tới đó thì biết như thật về cuộc đời của Ngài trong quá khứ cũng như là của tất cả chúng sinh.

Muốn hướng tới kiếp nào thì biết rõ như thế.

Giống như chúng ta xem một bộ phim vậy.

Rõ ràng, chi tiết đã từng nói cái gì, từng làm cái gì giống như là ngay cuộc đời thật mà chỉ trong hướng tâm tích tắc, thế thôi.

Chưa đến tích tắc hướng tâm đã rõ biết rồi.

Đó là tuệ giác đấy, các quý đạo hữu ạ.

Tuệ giác.

Thứ hai là thiên nhãn minh, là tuệ giác sáng suốt, biết rõ được các kiếp sống vị lai của mình và của tất cả chúng sinh, biết được hết luôn.

Ví dụ như là người này sau khi chết sẽ đi về đâu, sẽ sinh vào nhà ai, cha là gì, mẹ là gì; hoặc xuống địa ngục sẽ là địa ngục nào, hoặc lên tầng trời sẽ là tầng trời nào, hưởng hạnh phúc ra sao.

Biết hết rõ luôn.

Ví dụ như là người này chết đi, hành động này của người này khiến cho người này chết đi, thọ báo vào trong loài súc sinh là con gì, rồi đời sống của nó ra sao, nó bị chết ra sao, nó bị gặp những cái nạn gì là Ngài biết hết.

Đấy là thiên nhãn minh.

Đó là tuệ giác đấy.

Còn nữa là lậu tận minh, tức là tuệ giác sáng suốt biết rõ được nguyên nhân của các phiền não này là do đâu, và cách làm thế nào để sạch được các phiền não đến được chỗ hạnh phúc, an vui.

Đó là tuệ đấy.

Cho nên là chúng ta thì thường chúng ta thì gọi chúng ta là có trí thôi.

Chứ còn tuệ là phải phát sinh ra được những cái như thế này.

Thế chúng ta mới dám gọi là: “Chúng con là mon men vào chút tuệ.

” “Mon men” gọi là tu có được một chút tuệ.

Còn lại thì chúng ta chỉ là tri thức thôi.

Tức là mình có thu nhập, tức là có văn, có tư; tức là có nghe rồi, xong có tư duy, rồi đang thực hành.

Thế nhưng mà nó chưa phải là người có cái tuệ giác như thế được.

Thế còn chúng ta là có tuệ là tuệ ở phần nào? Tức là tuệ là thấy được rõ thực tướng của các Pháp, tức là chúng ta chỉ một phần thôi.

Chứ chúng ta chưa phải là người thành tựu được tuệ mà chúng ta có được một phần.

Ví dụ như là người này nghe thấy lời Phật dạy nói rằng là: Hãy biết hiện tại bây giờ đang mắc phải cái nghiệp này thì hãy nên sám hối đi, biết cúng dường đi, biết sửa đổi tâm đi thì nó sẽ thay đổi.

Thế thì người này liền cũng vâng theo lời và làm.

Làm và mình chiêm nghiệm thấy đúng như thế thì đấy gọi là mình có được cái tuệ của mình phát sinh một chút.

Tức là mình chiêm nghiệm Pháp, mình thấy đấy là sự thật trong cái tam tuệ minh này.

Tức là cái tuệ này có tính chất chứng minh nữa.

Tức là đây là thật, đây không phải là thật.

Đấy, tuệ có tính chất chứng minh.

Đây là thật, đây không phải là sự thật, đây là sự chân thật và đây không phải sự chân thật.

Thì cái thực tướng của các Pháp là hãy sám hối những cái tội lỗi cũ rồi mình bỏ ác; hành thiện, tu tâm, sửa tâm đạt được kết quả hạnh phúc, bớt được khổ đau.

Khi chúng ta thực hành, chúng ta được chiêm nghiệm Pháp đúng như vậy thì chúng ta có được mở mang ra tuệ.

Nhớ nhé, tuệ phát sinh từ việc thực hành Pháp và chiêm nghiệm Pháp, chúng ta sẽ mở dần cái tuệ ra.

Đấy, cho nên gọi là văn, tư, tu.

Tức là cái tu này thì tu là gì? Tu tức là hoàn thiện mình trong các giới.

Thì giới sinh định và sinh tuệ, các quý đạo hữu ạ.

Cho nên cái việc của chúng ta là phải thực hành Pháp.

Thực hành Pháp chính là giữ giới và giữ giới sẽ phát sinh trí tuệ.

Thế cho nên cái tuệ này là: “Tôi đã trải nghiệm được đây là sự thật.

” Đây là sự chân thật, thật tướng của Pháp nó là như thế đấy.

Thật tướng của Pháp, của cái Pháp hạnh phúc mà tôi đang chiêm nghiệm này.

Ví dụ hai vợ chồng là đang có những việc rất là hay cãi nhau, rất là hay đánh nhau.

Thế thì người ta mới sau khi học Phật Pháp nói là: Tôi có cái nghiệp này, tôi có cái nghiệp này, do cái tâm này của tôi trong hiện tại chi phối và tâm tôi hiện tại chi phối.

Bây giờ tôi sẽ làm cái việc gì để tăng trưởng cái tâm thiện của tôi để tôi có thể giảm được cái tâm kia đi.

Thì tất cả hai người cùng thuần thục như thế, đến một thời gian hai người thấy hòa thuận với nhau hơn thì hai người này gọi là đã chứng nghiệm được vào một phần tuệ giác của Phật.

Tức là biến cái của Phật thành cái của mình, các quý đạo hữu ạ.

Ví dụ như chúng ta đi học Phật Pháp, chúng ta lấy lời dạy của Đức Phật, tức là lấy giáo án đó để tu chứng được từng tầng quả vị, khai mở được trí tuệ của mình ra.

Tức là cái giáo án đấy mình đã thành công, tức là nó thành của mình.

Mình chính là đến một lúc nào đó mình tu hành thì mình chính là A-la-hán.

Đấy, các quý đạo hữu ạ.

Tức là lúc bấy giờ trí tuệ đó mới thuộc về trí tuệ của mình.

Thế cho nên tại sao lại nói là Đức Phật đồng nhau, Đức Phật trước và Đức Phật sau đồng nhau? Là các Ngài đã vào chung một biển Phật Pháp giống nhau, không khác.

Đều đầy đủ tam minh như vậy.

Cho nên các Ngài giống nhau, không khác.

Còn Đức Phật toàn giác thì cũng có đầy đủ trí tuệ, phương tiện để mà độ sinh.

Các Ngài có trí tuệ như nhau, không khác.

Đấy, các quý đạo hữu nhé.

Thế cho nên là chúng ta biết rằng, chúng ta có mở được tuệ hay không là do mình có thực hành lời Phật dạy để đoạn trừ tâm cấu uế của mình đi hay không, chúng ta mới có thể mở mang được trí tuệ.

Còn nếu như người nào chỉ có đi học, dù là bằng cấp tới đâu, dù học thuộc tam tạng kinh điển, dù tới đâu đi chăng nữa mà chưa thực hành được, chưa nếm được cái vị giải thoát, tức là chưa làm cho tâm mình được hiền thiện đi, chưa làm cho tâm mình được chuyển hóa thì người đó cũng chỉ thuộc về trí thức thôi.

Đọc, học, nhớ và nói lại.

Có thể là đi đến từ văn đến tư.

Tức là có nói được, có tư duy được, có phân tích được, nhưng không thực hành được thì cũng không mở mang được cái tuệ.

Cũng ví dụ như là Yến đang nói chuyện, chia sẻ với các quý đạo hữu ở đây.

Yến có thể nghe từ Thầy học bài giảng của Đại đức Na Tiên rồi tư duy một cách rất rõ ràng.

Nhưng nếu như không thực hành thì cũng không thể mở được tuệ được, không khai mở được tuệ giác được mà chỉ dừng lại ở phần trí thức; tức là thu cái trí của mình, nó được mở ra nhờ mình thu gom những kiến thức và nhận biết các Pháp thế gian thôi.

Thế nào vẫn gọi là nhận biết các Pháp thế gian.

Ví dụ một người bị bệnh phổi chẳng hạn thì đi khám bệnh thì bảo là: Anh này là hít phải khí bụi, làm gì đó, hút nhiều thuốc lá; cho nên sinh ra bệnh phổi.

Thế nhưng mà cũng có người nữ chẳng hút thuốc lá cũng chẳng phải là làm ở cái nơi bụi gì vẫn K phổi.

Lúc bấy giờ không giải thích được.

Thì lúc bấy giờ giải thích theo cái khác, tức là nó luẩn quẩn rồi, tức là cái của mình nó không chuyên nhất nữa, nó không nhất ngôn nữa.

Thế nhưng mà trong Phật Pháp thì giải thích là nghiệp, nghiệp duyên.

Tức là nghiệp quá khứ cộng với duyên hiện tại tạo ra cái bệnh quả này, tức là bị quả báo.

Còn có những người duyên hiện tại, nó lại không phải là nó không có cái duyên nào như thế.

Nhưng cái nghiệp của quá khứ quá nặng, cho nên nó nhảy qua cái chữ duyên nó sẽ bị luôn, nhân quả luôn, bỏ qua cái duyên luôn.

Tức là thôi cứ thế mà sống rất là tốt, có khi lại.

.

.

Đấy, có những bé vừa mới đẻ ra, nó nào có hút thuốc lá đâu, nó nào cũng đã sống phải ô nhiễm đâu, nó cũng bị bệnh phổi từ bé, từ khi sinh ra mới được một chút thôi.

Mà những người cũng cùng hít thở không khí đấy lại không bị.

Thế cho nên là với cái là chúng ta nếu như chỉ dừng ở cái thu thập những kiến thức thôi thì chúng ta chỉ thuộc vào trí thức thôi.

Mà đã là trí thức mà đi giảng thì nó lại không phải là cái mục đích của người tu đạo.

Cho nên người đệ tử Phật là phải bỏ được cái bệnh trí thức là chỉ mong làm sao mà thu nhập được nhiều kiến thức để có thể nói ra thì cái đấy mình không phải.

Mà mình chỉ có thể phải nói theo duyên thôi.

Duyên của mình phải nói để sách tấn và cái nào mình nói là mình nói kinh, đây là dạy theo kinh.

Còn bản thân tôi tu được cái gì và khẳng định cái gì thì là phải do thực lực tu tập của mình.

Cũng có những người thu thập nhiều kiến thức của thế gian cộng với kiến thức của Phật Pháp xong rồi bác bỏ đi những gì của Đức Phật đã nói ra.

Ví dụ có nói ra về chết rồi tái sinh vào lục đạo luân hồi, rồi lại bảo là không phải, không có lục đạo luân hồi gì cả.

Thế là do mình không có được cái chiêm nghiệm Phật Pháp, cái tuệ nó không có đường mở ra.

Cho nên là tuệ không mở ra nhưng lại chấp vào cái kiến thức thế gian.

Cho nên là mới mất đi cái lòng tin đối với Đức Thế Tôn.

Thế cho nên là nó không khai mở được bất cứ một cái gì, không tạo một cái nhân duyên nào đó được cho mình để cho mình có thể khẳng định được là lời Đức Thế Tôn là đúng.

Yến sẽ giải thích rõ cái chỗ này, tức là khi mà mình chấp vào kiến thức thế gian và mình say đắm.

Tức là hưởng thụ ngã mạn trong cái kiến thức của thế gian và ngã mạn về cái tri thức.

Tức là cái quá trình mình thu thập nhiều, kể cả của Phật giáo cũng được rất nhiều như thế mình ngã mạn trong đó, mình say đắm trong đó, mình không chịu thực hành thì mình sẽ mất đi cái lòng tin.

Và mất lòng tin thì nó sẽ không có nhân duyên để giúp cho mình nữa.

Ví dụ như Yến nói một nhân duyên thôi.

Ví dụ như là Phật tử chúng ta cũng thế, có người nói là: “Tôi thì tôi cũng không tin là có ma đâu, ” “tôi chẳng tin, tôi chẳng tin có vong linh đâu.

” Thế cái người này thì do họ chưa thu nhập kiến thức thế gian, họ chưa ngã mạn trong cái kiến thức mà Phật Pháp đã thu nhập được.

Cho nên lập tức họ có nhân duyên phát sinh ra một người bị ma nhập lăn đùng ra.

Hoặc là hai người ma nhập lăn đùng ra, chẳng thấy chữa bệnh gì cả, thấy sám hối, phát nguyện tu tập rồi phát nguyện làm phước hồi hướng lại thấy khỏi, chẳng thấy bị làm sao.

Đấy là phát sinh ra những cái nhân duyên để cho mình tin được lời Phật dạy, để cho mình có cái con đường đi vào để thực hành chiêm nghiệm lời Phật dạy.

Đấy, các quý đạo hữu ạ.

Thế cho nên là chúng ta đừng vì chấp tri thức, tức là mong cầu tri thức quá, nói, đọc nhiều quá mà lại không thực hành, rồi trở nên ngã mạn về tri thức thì nó sẽ đóng mất cái đường tu tập, thực hành giáo Pháp của Phật của chúng ta.

Nó rất là thiệt thòi.

Thế thì đấy là cái mà mình nên nhận biết về mình, về mình đang có được tuệ hay là mình chỉ đang là tri thức thôi.

Yến đọc một đoạn trong cuộc đối thoại của hai vị thức giả liên quan tới việc thức và tuệ nữa.

Đây là phần các Ngài ấy giải thích xem là tuệ trú ở đâu? Đại đức Na Tiên nói thế này: “Tuệ cũng từ cái nhận biết ấy, từ cái thức ấy;” “chứ không phải là hai cái khác nhau” “nhưng thức thì dễ sai lầm, ” “còn tuệ thì thấy đúng, biết đúng, ” “tuệ thấy đúng như thực tướng, tâu đại vương!” “Nhận biết của cái thức là vô minh, ái dục chi phối.

” “Còn cái thấy biết của tuệ là một cái thấy trong sáng, thanh tịnh” “từ sự giác ngộ và giải thoát, ” “không bị ngăn che bởi vô minh và ái dục nữa, tâu đại vương!” Tức là đang hỏi về cái trú xứ của tuệ và thức.

Nhận biết này thì nó ở đâu? Thì Ngài Na Tiên có trả lời là cái trú xứ của tuệ nó cũng từ thức mà ra thôi, chứ nó không có phải là ở chỗ nào khác cả.

Còn cái trú xứ của thức nó là nghiệp đấy nhé, các quý đạo hữu nhé.

Chứ nó không có là vị trí ở mắt đâu.

Đây Yến chỉ nói ví dụ thế này để cho chúng ta có thể.

Ví dụ chúng ta coi cái mắt này là cái thức đi.

Ví dụ lấy cái mắt này là cái thức.

Nhưng cái mắt này nó nhìn sang bên tay bên trái này thì cái bên tay trái này, nhưng mà nó lại nhìn năm ngón thành sáu ngón.

Thế thì đây gọi là cái nhìn sai lầm.

Cái nhìn sai lầm này gọi là thức.

Và cũng cái nhìn đó nó nhìn sang tay bên phải, nó thấy tay bên phải này có năm ngón.

Thì đúng là tay phải này năm ngón, nó không bị biến tướng đi thì gọi đây là cái tuệ.

Tức là nó vẫn xuất phát từ cái thức mà thôi.

Nhưng mà cái thức là nó nhìn nhận do ở trong đây, trong kinh dạy là nó do tham ái thì Yến ví như là mắt hoa ấy, nhìn năm ngón ra thành sáu ngón.

Thì cái tham ái của mình nó che đi cái trí tuệ, nó biến hiện ra thành ra là cái nhận thức sai lầm, không đúng với sự thật, không đúng với thật tướng các Pháp, nó không đúng như thế.

Đấy, ví dụ Yến quay trở lại cái ví dụ.

Ví dụ về những người bị bệnh phổi thì do bị vô minh tham ái chi phối.

Bởi vì tất nhiên là phải tham ái rồi, người ở thế gian thì còn phải đi làm lấy tiền, vợ tôi, chồng tôi, hưởng thụ các thứ ở thế gian và còn thích nó được sung mãn, tham ái.

Cho nên cái nhận biết thì chỉ được đến hạn hẹp rằng là viêm phổi này là do hút thuốc lá, là do thế này, thế này, thế kia thôi thì nó bị cái bệnh viêm phổi.

Thế còn như trí tuệ của Đức Phật thì đây là Yến nói ví dụ thôi, bằng cái tư duy của mình thôi.

Là khi nhìn thấy một người viêm phổi này, thế nếu như mà rõ biết người này không hút thuốc, môi trường sống rất là trong lành thì với cái trí tuệ không tham ái phát sinh ra từ những người đã giải thoát khỏi các tham ái thì sẽ thấy rõ là do kiếp trước làm cái này, cái này.

.

.

cho nên bị quả báo như thế.

Thế còn khi thấy rằng cái người này cũng hút thuốc, cũng hít thở phải không khí không trong lành, thì cái người mà có trí tuệ kia thì họ sẽ nói là: Do kiếp trước hành cái nghiệp này cho nên bây giờ khởi nên cái tâm rất là thích mùi thuốc, rất là thích thuốc.

Nhưng nếu như mà cái duyên thích thuốc này, ta không thích nữa, ta bỏ đi cái duyên đấy thì sẽ không bị.

Thế còn nếu như do người này là cái nhân kia, rồi dẫn đến cái duyên này mà cái duyên này lại không làm chủ được lại theo cái duyên này chi phối, vẫn hút thuốc các thứ cho nên bị.

Tức là cái người mà giải thoát khỏi cái vòng tham ái rồi thì cái trí tuệ sáng suốt, nó phát minh được ra, thấy rõ biết được cái thực tướng của nó chi tiết như thế.

Nhân này sẽ dẫn đến duyên này và duyên này sẽ khiến cho người này bị thế này.

Đấy, các quý đạo hữu ạ.

Rất là tuyệt vời! Cho nên khi càng nghe kinh, chúng ta mới thấy càng tin tưởng rằng là chúng ta có thể khám phá ra cái nguồn trí tuệ đó ở trong chính chúng ta và chúng ta mới có động lực để tinh tấn.

Có những cái giáo phái khác thì có nói rằng là: Tất cả mọi thứ do một đấng nào đó an bài.

Thế thì thôi đã an bài hết rồi thì không có cố gắng, không có nỗ lực nữa.

Bởi vì là thấy ở thế gian có người làm được rất là nhiều, đang làm ăn rất là phất, tự nhiên đi xuống.

Thôi thì đổ vỡ hết luôn, thì bảo đấy là: Vị đấy đã an bài cho như thế.

Thế là thôi nó không còn động lực nữa, các quý đạo hữu ạ.

Tức là cái niềm tin sai lầm, tức là mê tín nó dẫn đến con người ta sẽ trở nên bi quan.

Thế còn khi mà học Phật Pháp chúng ta biết rằng chính chúng ta có thể phát sinh ra trí tuệ bằng cách học Phật dạy, bằng cách chỉ cần đoạn trừ các nguồn tâm cấu uế của mình đi thôi thì mình sẽ được hưởng hạnh phúc, an vui từ chính cái trí tuệ của mình thì chúng ta sẽ tinh tấn được.

Đấy, các quý đạo hữu ạ.

Thế thì Yến cũng chỉ chia sẻ với các quý đạo hữu về phần này.

Còn lại thì trong bài này cũng nói về cái sinh mạng, sinh mạng của thức và tuệ.

Thì cái sinh mạng của nó là thế này: Cái thức phát ra thì Yến sẽ nói là cái sinh mạng nhé, sinh mạng của thức này: Thứ nhất là Yến có cái ví dụ nhãn thức chẳng hạn, nhìn thấy cái lá thì Yến bảo đây là cái lá.

Thế một cái nữa thì là cái thức này nói nhận biết đây là cái tay.

Thế thì hai cái thức này nó đã phát sinh và khi mà Yến nói là nhìn thấy cái tay, đây là cái tay thì cái thức mà để nhận biết ra cái lá nó đã diệt rồi.

Thế cho nên cái mạng của thức và của tuệ nó đều theo duyên mà khởi.

Ví dụ nhìn vào cái lá thì nhãn thức sinh khởi, biết đây là cái lá.

Và nhìn nhận biết xong rồi thì cái thức đó nó diệt, thức nhận biết đó diệt và đến cái duyên nữa là muốn nhìn cái tâm mình, muốn quay sang, muốn nhìn cái bàn tay thì cái nhãn thức này nó nhận biết ra bàn tay.

Cho nên sinh mạng của thức là do duyên khởi nhé.

Thế còn tuệ thì thường hằng là như thế.

Yến nói thêm về phần là sinh mạng của thức và tuệ và cái sự tương quan trong bài kinh được học.

Tức là sinh mạng của thức thì nó do duyên khởi.

Tức là thức chỉ là nhận biết và thu thập kiến thức thế gian thôi.

Tức là khi chúng ta muốn thu thập kiến thức thế gian thì lúc bấy giờ cái thức sinh khởi để nó ghi nhớ, nó nhận biết về một cái gì đó và khi nó nhận biết xong thì cái thức đó nó diệt.

Thế còn lại thì cái tuệ thì ở trong kinh dạy thế này: “Thức có chức năng khác và tuệ có chức năng khác, ” “hay nói cách khác thức thanh tịnh thì tuệ khởi sinh.

” Đấy, các quý đạo hữu ạ.

Tức là khi nào mà cái thức của chúng ta thanh tịnh, không còn tham sân si nữa thì cái tuệ phát sinh.

Chứ không phải là tuệ chúng ta thích có lúc nào mà có đâu.

Còn cái thức thì cứ duyên khởi là nó sẽ phát sinh ra cái thức.

Thế duyên diệt thì thức sẽ không hiển hiện.

Thế còn lại tuệ được sinh khởi là khi mà cái thức thanh tịnh.

Tức là chúng ta thấy biết, nhận biết không do từ cái tâm vô minh tham ái, thì cái tuệ nó mới sinh khởi.

Đấy thì là bài kinh đã dạy chúng ta để chúng ta nhận biết về điều này.

Cho nên với chúng ta, để cho chúng ta là tuệ sinh khởi là lúc mà tâm chúng ta nó phải thanh tịnh, cái thức của chúng ta nó không hướng về để mà hướng về tham ái nữa, các quý đạo ạ thì cái tuệ mới phát sinh được.

Cho nên đối với người tu thì dùng giới.

Những người xuất gia, chư Tăng thì dùng 250 giới, còn chư Ni thì dùng 348 giới để cho thanh tịnh cái thức phát sinh ra tuệ, các quý đạo hữu ạ.

Cho nên không có giới thì không thể phát sinh ra tuệ được đâu, không thể phát sinh được.

Cho nên chúng ta phải nương tựa vào giới của Phật để thanh tịnh cái thức của mình.

Tức là cái nhận biết và thâu nhận kiến thức thì đừng có thâu nhận những kinh nghiệm ở ngoài đời hay là kinh nghiệm gì đó, phải kinh nghiệm từ việc tu đạt, chứng được Pháp của Phật thì tuệ mới phát sinh được.

Cho nên chúng ta qua bài này, chúng ta phải nhận diện đúng về mình, chúng ta không phải là bậc có trí tuệ mà chúng ta chỉ ở bậc là trí thức thôi.

Trí thức tức là nhận thức được thôi.

Chứ còn cái tuệ nó phát sinh ra được thì nó phải từ nơi mà chúng ta giảm tham sân si, các quý đạo hữu ạ.

Giảm tham sân si tức là lúc đấy cái thức nó thanh tịnh.

Ví dụ như là cũng trong bài này, Sư Phụ cũng có nói về trường hợp của Sư Phụ.

Một lần Sư Phụ lúc là cư sĩ thì Sư Phụ cũng là người rất là chăm tu thì Sư Phụ mới đang đi trên đường thì Sư Phụ biết được phía đằng sau mình có người đang đi đến và khi đến bên cạnh mình họ sẽ nói câu gì.

Cái biết đấy chính là từ tuệ, từ cái thức thanh tịnh phát sinh ra cái tuệ để biết được cái điều đó.

Và cũng có lần Sư Phụ nói là Sư Phụ ngồi thiền và Sư Phụ thấy được cái tai nạn của cái xe thiền viện nơi mà lúc Sư Phụ đang tu ở đó.

Sư Phụ ngồi thiền và Sư Phụ biết là cái tai nạn đó của vị Thầy đó lái sẽ bị tai nạn vào khoảng thời gian nào.

Thì đấy chính là lúc mà Sư Phụ ngồi thiền mà cái thức đã hoàn toàn thanh tịnh, tức là nó không bị tham ái chi phối, tức là không bị cái tâm là hướng tới tham ái, bị tham ái chi phối.

Nó đã được huân tập và nó được thanh tịnh.

Thì cái lúc thanh tịnh đó nó phát sinh ra cái tuệ và cái tuệ đó là thấy biết được.

Đấy, các quý đạo hữu ạ.

Cho nên là chúng ta là những người đệ tử Phật phải nhận biết được mình.

Nếu chưa phát sinh được ra tuệ thì còn phải tiếp tục tu cho thanh tịnh.

Còn nếu phát sinh ra được một chút tuệ, tức là chúng ta thì không thường hằng thanh tịnh nó chỉ thanh tịnh một tí, biết một tí, thế rồi nó lại tịt nghỉm đi vì nó lại tham ái rồi, lại tham dục rồi.

Làm được một tí việc thì ngã mạn, rồi đố kỵ, rồi tham danh, rồi ác hại.

Đấy thì cái thức nó cứ nhận biết là: Ví dụ như là tâm ác hại khởi lên, thế là cái thức nó cứ ghi vào xong lại nghĩ ra những điều để mà ác hại người ta, nó lại ghi vào.

Thế là cái thức đấy lúc nào nó cũng bị cấu uế như thế.

Tức là cái thức nó có tính chất ghi nhận, nhận biết, các quý đạo hữu ạ.

Thế bây giờ chúng ta cứ khởi một cái tâm ái dục lên thì cái thức nó lại ghi nhận vào, nó lại nhận biết ra là ái dục, nó lại ghi vào.

Thì làm sao mà nó có thể mà nó thanh tịnh được, thì làm sao mà có thể phát sinh được ra cái tuệ giác được.

Thế cho nên là bắt buộc chúng ta là chúng ta dùng cái thức này để nhận biết ra cái tâm của mình và phải nương vào lời Phật dạy để đoạn trừ đi cái tâm cấu uế của mình, để cho cái thức nó cứ nhận ra.

Cái thức này hôm nay nó nhận biết được là tâm cấu uế này, nó lại nhận biết được ra những cái tư duy của mình, đoạn trừ tâm cấu uế.

Đấy, chính nó nhận biết được cái tư duy cái phương pháp để đoạn trừ tâm cấu uế.

Đấy nó trở thành thanh tịnh, các quý đạo hữu ạ.

Yến chỉ lấy ví dụ như thế này để cho quý đạo hữu chúng ta biết nhé.

Ví dụ tâm chúng ta có cấu uế khởi lên là thích ăn thịt gà.

Thế là cái thức nó ghi luôn tư duy đó, thế chúng ta lại tư duy tiếp là đi giết con gà để ăn đi hay đi mua con gà, giết con gà ăn.

Thì cái thức nó lại ghi luôn cái đấy vào.

Đấy, cái thức nó luôn luôn ghi nhận như thế, đấy nó thuộc về cấu uế.

Nó cấu uế như thế rồi thì nó sẽ che mất đi, nó làm sao phát sinh được ra trí tuệ.

Thế nhưng mà rồi khi chúng ta khởi lên cái tâm mà thèm ăn thịt gà thì cái tư duy của chúng ta là ăn thịt gà là phải giết con gà.

Nếu đi giết con gà thì bị quả báo thì cái thức nó cũng ghi vào.

Thì chính cái tư duy đấy là tư duy thanh tịnh.

Thì chính cái tư duy thanh tịnh này nó dẫn đến việc là: “Thôi, tôi không đi giết gà ăn và tôi làm chủ cái cảm thọ này.

” “Tôi loại trừ cái cảm thọ này ra.

” Đấy gọi là làm thanh tịnh thức, tức là làm cho cái thức nó được thanh tịnh lên, nó ghi nhận những điều thanh tịnh và nó triệt tiêu đi những cái trước đã ghi nhận là ghi nhận cái ý niệm là định trong một cái ý niệm là muốn ăn thịt gà.

Bây giờ nó đã trở thành là yêu thương con gà, không sát sinh, giữ giới.

Thì chính cái này nó trở thành là cái mầm của thức thanh tịnh, tức là một cái hạt của thức thanh tịnh và cứ thế nó nhiều hạt, nhiều hạt, rồi nó nhiều nhân như thế thì nó trở thành thức thanh tịnh.

Và chính cái thức thanh tịnh sẽ phát sinh ra tuệ, các quý đạo hữu ạ.

Hôm nay trong bài Pháp mà chúng ta được học này rất là lợi ích.

Nên chúng ta biết là trong chúng ta sẽ phát sinh ra trí tuệ.

Đấy, rất là hạnh phúc.

Bằng cách làm cho thức nó thanh tịnh.

Mỗi lần mình làm việc gì nó không đúng, mình xoay lại trong một sự việc đó để cho sự việc đó nó thanh tịnh đi thì cái thức nó ghi nhận được cái thanh tịnh.

Nó ghi nhận thanh tịnh mà nó không ghi nhận cái cấu uế.

Chứ còn nếu mình khởi lên ăn thịt gà, xong rồi mình đi mua con gà, mình xui người khác giết con gà, rồi mình cùng ăn con gà, mình khen con gà ngon quá.

Đến cuối cùng không còn ý niệm gì về con gà nữa.

Tức là đã thỏa mãn rồi.

Thì cái thức nó ghi nhận toàn bộ quá trình đấy là một cái kết quả về một hành động sát sinh.

Thế là cái thức nó ghi nhận vào đấy và nó bị che mờ đi, gọi là thức cấu uế.

Thức này không phát sinh được ra tuệ.

Đấy, các quý đạo hữu nhé.

Cho nên chúng ta hiểu rõ như thế thì chúng ta sẽ hoan hỷ tu tập, tinh tấn tu tập và thích tư duy Pháp.

Thích tư duy Pháp và thích thực hành Pháp để loại trừ tâm cấu uế, mong mỏi cái thức của mình nó chỉ ghi vào những điều thanh tịnh thôi, làm thanh tịnh cái thức mình để cho mình phát sinh trí tuệ nó nhanh hơn.

Chúc các quý đạo hữu chúng ta tinh tấn loại trừ cái bệnh mà thu nhập kiến thức, rồi cái bệnh thuyết Pháp theo lối tri thức, các quý đạo hữu nhé.

Nếu có việc cần để chuyển tải Phật Pháp, để cho mình có phước báo thì mình phải biết cách chuyển tải.

Chứ đừng chuyển tải theo cách mà Sư Phụ đã nhắc nhở chúng ta: “Đè người ta ra để bắt người ta nghe.

” Thì dù là kiến thức nào, kiến thức Phật Pháp hay kiến thức gì ở thế gian cũng không nên.

Và cái bệnh mà trí thức là cái bệnh mà người Phật tử chúng ta cần phải tránh.

Chỉ có nghe, tư duy rồi đi nói, không chịu thực hành.

Thì khi không thực hành, chúng ta sẽ không có được cái chiêm nghiệm, cái chứng nghiệm thì chúng ta nghe rồi chúng ta sẽ tư duy sai đi mất.

Bởi vì mỗi lần như thế chúng ta lại nghĩ nó ra thế này, nghĩ nó ra thế kia, rồi chúng ta sẽ sai.

Yến sẽ lấy một ví dụ thôi: Hồi bé Yến mới có hình như là 4 tuổi, 5 tuổi gì đấy.

Cả một bọn đang chơi với nhau trẻ con thế này, thế thì có một bạntrong nhóm mới hỏi là: “Không biết như thế nào mà thành công an thế nhỉ?” Yến trả lời: “Người bình thường của mình đây này, ” “đi ướp muối vào, cho vào bể ướp muối vào thành công an.

” Thế thì cái kiến thức này ở đâu ra? Đây Yến nói cái kiến thức này, cái hồi bé đấy thì Yến ở nhà, nhà thì ở dưới Hạ Long mà thì nó có biển.

Thì mới thấy là mẹ Yến cứ mua cái con cá, cứ mua cái con cá này này, thế xong về giết nó đi, xong về ướp nó vào muối.

Uớp muối vào thì biến ra thành cái con cá khác.

Ướp muối vào mang lên phơi khô, nó khô, nó cũng là con cá nhưng nó khác cái hình dạng bên ngoài đi và bé như thế thì Yến nghĩ rằng là thôi từ cái tư duy đó, từ cái nhận biết từ một việc của con cá nó bị biến hình, biến dạng nó khác đi.

Lúc bấy giờ thì theo cái tư duy đó, mình tư duy ra là: “À thế con người thì cũng ướp muối vào để nó biến hình đi, ” “nó khác cái người bình thường đi” “thì nó thành công an.

” Tức là mình không có thực hành, cho nên mình tư duy như thế từ việc nọ mình liên đới sang việc kia thì cái tư duy nó cũng sai, các quý đạo hữu ạ.

Thế sau cái sự việc đó thì Yến rất là áy náy bảo: “Không biết là có đúng không nhỉ?” Tư duy như thế.

Bản thân mình thì mình trả lời lúc bấy giờ rất là mạnh mẽ, hoành tráng.

Nhưng mà may là vẫn còn có phước, không bị vào cái tội vọng ngữ khi còn bé, về hỏi mẹ.

Đấy còn mạnh dạn.

Chứ nếu như cái người mà còn giữ bản ngã hay là cái người hay bốc phét mà lại là người thấy mọi người cứ há mồm ra nghe, rồi thấy đúng rồi thì mình không kiểm nghiệm lại nữa.

Nếu mà rơi phải cái nghiệp đó thì sẽ tiếp tục tạo nghiệp.

Cứ thế, cứ thế tạo nghiệp.

Thế tối mẹ đi làm về thì bắt đầu là Yến mới bảo: “Mẹ ơi mẹ! Thế muốn thành công an” “thì phải làm thế nào để thành công an được hả mẹ?” Đấy, mình còn biết đến gần bậc thiện trí thức, tức là biết hơn mình để hỏi.

Chứ nếu mà còn đi hỏi cái bọn cùng trang lứa với mình, cùng không biết, cùng bàn luận ra thì không biết rồi mỗi đứa một ý kiến nó lại ra thế nào.

Thế là mẹ mình mới trả lời là: “Công an là người bình thường con ạ.

” “Nhưng mà phải đi học, đi học để đào tạo.

” “Đào tạo ra rồi thì mới biết cách để làm công an.

” Thế là hôm sau mình mới nói luôn là: “Không phải công an là ướp muối vào là thành công an đâu.

” “Phải đi học, học rồi sau này mới thành công an.

” Đó, bé tí thế đấy các quý đạo hữu ạ.

Cho nên Phật tử chúng ta cũng tránh đi cái việc này.

Nghe rồi không thực hành, xong rồi cứ tư duy lắp từ cái nọ sang cái kia và nghĩ nó như thế và nói như thế.

Và cũng không chịu đi tìm học ở những người thiện tri thức nữa.

Và cũng không kiểm nghiệm lại nữa.

Nó rơi vào cái tội vọng ngữ.

Cho nên cái bệnh tri thức của người Phật tử là phải loại trừ.

Không loại trừ rất nguy hiểm.

Bệnh này còn hơn cả virus, cũng hơn cả vi khuẩn lây lan bệnh tật.

Bởi vì virus, vi khuẩn lây lan bệnh tật, nó có thể chết trong một cái thân này trong một kiếp này thôi.

Nhưng mà cái bệnh tri thức tự đi nghe xong là tư duy theo cái cách hiểu biết của mình, lắp từ cái nọ cái kia, xong thuyết luôn ra nó nhân quả nó là như thế hay là cái gì như thế.

Cái đấy quả báo nhiều đời rất đau khổ.

Cho nên là chúng ta cũng sách tấn nhau để chữa được cái bệnh tri thức này nhé.

Chúc đạo hữu chúng ta tinh tấn hơn nhiều trong việc chữa bệnh này.

Thỉnh đại chúng chúng ta chắp tay hồi hướng công đức.

Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sinh Đều trọn thành Phật đạo.

.

Related Posts

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

by
August 18, 2020
0
0

Giới thiệu với bạn đây là cây rau ngổ Người ta thường dùng cây này làm rau gia vị cho...

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

by
August 18, 2020
0
0

Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng trọn đời Tỏi là gia...

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

by
August 18, 2020
0
0

TOP 8 CÂY THUỐC CHỮA GAN NHIỄM MỠ MỌC QUANH NHÀ BẠN Do thói quen ăn uống thời hiện đại,...

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

by
August 18, 2020
0
0

mib lab xib reb do do xib do xib lab sol xib xib xib do lab ...

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

by
August 18, 2020
0
0

 Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên...

Next Post
10 thực phẩm là “khắc tinh” của bệnh trĩ

10 thực phẩm là “khắc tinh” của bệnh trĩ

[Topgame] Top game Offline mới đồ họa chất lượng cho Android- IOS 2018

[Topgame] Top game Offline mới đồ họa chất lượng cho Android- IOS 2018

RECOMMENDED

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

January 4, 2022
0
Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

December 14, 2021
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)