Có một nick xin được giấu tên: “Kính bạch Thầy, ” “con có một chuyện rất mong được Thầy giải đáp cho con.
” “Trước khi biết đến chồng con, ” “con đã có quan hệ nam nữ với một người khác” “nhưng kể từ khi kết hôn cho đến nay, ” “con vẫn chưa nói chuyện đó với chồng con” “và chồng con vẫn chưa biết gì về chuyện này.
” “Con vẫn luôn day dứt về chuyện đó.
” “Con không đủ dũng cảm để nói ra.
” “Không biết như vậy thì có phải con đang dối trá không ạ?” “Xin Thầy cho con biết” “như vậy thì con có phạm vào tội gì không ạ?” “Con xin tri ân công đức của Thầy!” Bạn này xin giấu tên, chúng ta cũng rất là thông cảm.
Và cái chuyện như của bạn gái này, Thầy nghĩ bây giờ không phải là hiếm đâu.
Nghe không? Không phải là hiếm, nhé! Bạn này chắc là một Phật tử rồi.
Các con biết là Đức Phật dạy Phật tử tại gia chúng ta giữ năm giới, trong đó có giới không nói dối.
Giới thứ tư là không nói dối và nói sự thật.
Nhưng giới của Phật ở đây không có giới là Phật bắt phải nói sự thật.
Phật không bắt phải nói, nghe không? Mà Phật nói là nếu đã nói là nói đúng sự thật, chứ Phật không bắt phải nói ra hết đâu.
Mà Phật dạy chúng ta nói thế nào? Phải nói đúng lúc, nói đúng thời, nói đúng người, đúng căn cơ và nói lợi ích các con ạ.
Nói ra nó phải lợi ích! Cái cuối cùng ở lời nói mình ra phải được lợi ích cho mình và cho người mới nói.
Nói đúng lúc, nói đúng thời là đúng lúc đấy, nói đúng người, đúng căn cơ và phải nói lợi ích các con ạ.
Chứ Phật không bắt mình cái gì cũng phải nói.
Không có cái giới là cái gì cũng phải nói.
Không có, nhé! Vậy thì câu chuyện của bạn gái này, bạn đã có quan hệ trước khi xây dựng gia đình, khi lấy chồng.
Cái chuyện ấy thời đại bây giờ thì nó cũng là việc, Sư phụ cũng nghĩ là thông cảm thôi.
Các con nam cũng như nữ, không phải yêu một người là lấy được ngay đâu.
Nhiều khi các con thấy tình cảm cũng chín muồi rồi, trao thân cho nhau rồi nhưng mà rồi lại đổ vỡ.
Đấy có người coi như là ăn hỏi, sắp cưới rồi lại bỏ nhau.
Phải không? Cái chuyện đấy rất là bình thường.
Thế rồi đến với người sau thì mình không phải là “nguyên vẹn” nữa.
Nhưng thường phụ nữ thì hay có mặc cảm lỗi, tội lỗi với chồng, với cái người sau này, người đến sau đó.
Hay có mặc cảm.
Thế nhưng ở đây Sư phụ nói, nếu các con là một Phật tử thì các con biết là Đức Phật chỉ dạy chúng ta nói sự thật, không nói dối thôi; chứ Đức Phật không bắt chúng ta phải nói hết sự thật, không phải nói hết.
Và Đức Phật còn dạy chúng ta phải nói làm sao? Đúng thời, đúng người, đúng căn cơ và nói lợi ích.
Nếu sự thật nói lên mà nó không lợi ích cho ai cả, không cần nói, không cần nói gì cả.
Nghe không? Ở đây gọi là người ta chưa khảo thì tội gì mình xưng.
Phải không? Anh ấy không khảo thì mình xưng làm gì? Các con cứ hãy giữ cái đấy là bí mật, một bí mật riêng tư suốt cả cuộc đời mình được mà.
Nghe không? Mình giữ lấy! Và ở đây thì Thầy cũng khuyên bạn này, bạn hãy coi cái bí mật này, nó cũng là một cái nỗi đau đấy.
Biến cái nỗi đau này trở thành hành động, yêu thương, bù đắp cho người chồng của mình hơn.
Nghĩ chồng mình thiệt thòi cho nên mình sẽ bù đắp cho anh ấy nhiều hơn, yêu thương anh ấy hơn, chăm sóc anh ấy nhiều hơn.
Nó sẽ tốt hơn.
Và các con làm được việc này, người phụ nữ làm được việc này.
Thấy chồng mình là người thiệt thòi, mình phải bù đắp cho anh ấy, mình phải yêu thương anh ấy.
Cái điều đấy, các con biến nỗi đau trở thành sức mạnh, hành động yêu thương; cái đó lại càng tốt.
không nhất thiết cứ phải nói toạc ra với anh ấy làm gì.
Còn khi nào anh ấy đã rất thông cảm, thấy vợ chồng rất là hiểu nhau, mình thấy tư tưởng anh ấy cũng rất là thoáng, phải không? Rất là thoáng, anh ấy thoải mái, giống như là Từ Hải gặp Thúy Kiều đó.
Thúy Kiều trước khi gặp Từ Hải là đủ hết rồi, là cô gái lầu xanh rồi.
Nhưng mà Từ Hải là một tướng quân “râu hùm, hàm én, mày ngài”, phải không? Thế nhưng mà đối với Thúy Kiều, Từ Hải có chê trách gì đâu? Vẫn yêu thương rất mực luôn, vì Kiều mà hy sinh cả thân mình đấy.
Cho nên người chồng mình cũng như Từ Hải thì lúc ấy thoải mái nói, không ngại gì cả.
Hay là ta đợi đến lúc mà tất cả mọi cái, anh rất thoải mái, anh sẵn sàng đón nhận; mình phải cân nhắc thật kĩ để giữ cái hạnh phúc gia đình.
Mình nói ra, anh hoan hỉ, anh bảo: “Chuyện vặt, chuyện nhỏ.
Không vấn đề gì cả.
” Có nhiều người đàn ông nói chuyện vặt, chuyện nhỏ nhưng mà sau đó không phải chuyện vặt, chuyện nhỏ đâu, người ta để bụng đấy.
Đến khi nào mình có một vấn đề gì đấy, người ta lại “hạt đỗ nhỏ trở thành một cây cổ thụ” là chết đấy.
Nghe không? Thế cho nên mình phải cẩn thận.
Cho nên ở đây Thầy nói là: Có những bí mật ta không cần thiết phải nói hết ra, có nhiều cái trong cuộc đời mình không cần phải nói hết đâu các con ạ.
Mà không phải cứ nói hết mới là người tốt đâu.
Và giới ở đây, Đức Phật dạy các con là nói thì nói lên sự thật thôi, chứ không phải nói tất cả sự thật.
Mà Đức Phật dạy là nói phải lợi ích, nói ra nó phải lợi ích.
Ở đây lợi ích là gì? Là hạnh phúc gia đình, là tình cảm vợ chồng, là gia đình, con cái.
Mình nói ra mà chả được lợi ích gì thì nói làm gì? Mà anh ấy có khảo mình đâu.
Anh không tra khảo, bảo: “Thế ngày xưa em có yêu ai không?” “Em có còn nguyên vẹn không?” Anh ấy có hỏi thế đâu.
Anh đã lấy mình rồi.
.
.
Thế cho nên ở đây, Thầy khuyên bạn này là: tốt nhất thì bạn cứ giữ gìn nhé và đặt thẳng mục tiêu là không cần nói luôn đi cho yên lành.
Thế và biến cái này trở thành hành động yêu thương anh ấy nhiều hơn, bù những cái thiệt thòi cho anh ấy nhiều hơn.
Ở đây các bạn trai có nhất trí thế không? Đấy, Sư phụ nghĩ thế nó sẽ hay hơn nhiều và hạnh phúc sẽ ấm lên nhiều hơn, nghe không? Và người phụ nữ thì làm cái này rất giỏi, người ta biến nỗi đau, biến cái này trở thành sức mạnh yêu thương rất là mạnh.
Sau hôm nay, Sư phụ giảng bài này rồi về chắc chắn bạn ấy sẽ yêu thương anh hơn nữa đấy.
Nhiều hơn nữa, nghe không? Trong kinh thì Đức Phật dạy thế này này: “Quá khứ đã qua, không truy tìm nữa.
” “Tương lai chưa đến thì không mộng tưởng.
” “Hiện tại chân thành, sống an nhiên.
” Đấy cho nên ta nên sống trong giây phút hiện tại.
Mình đang có một gia đình êm ấm, ta hãy trân trọng nó, giữ nó, phải không? Cái nỗi đau quá khứ, ta đừng gợt ra làm gì; cái vết thương, ta không cậy ra làm gì.
Nó đã lành rồi, nó đã liền sẹo, để đấy.
Nghe không? Khơi ra làm gì nữa.
Nhé! Thầy chúc cho bạn sẽ biết tu tập, chăm nghe Pháp của Phật, giúp cho mình có thể an định, giúp cho mình có thể hóa giải những cái nỗi đau trước đây để biến thành được cái hạnh phúc trong hiện tại, nhé.
A Di Đà Phật.
.