Chào mừng tất cả các bạn đang đến với kênh YouTube mới của chúng tôi 1 – 3 – 1 – 2 Chúng tôi đang có mặt tại Đại nội Huế, một trong những di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế Nơi lưu giữ rất nhiều những dấu ấn đặc sắc của triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước Và hơn thế nữa nơi đây có một ấn tượng đặc biệt để chúng tôi bắt đầu hành trình của mình Bởi vì kinh thành Huế nằm trên thế Rồng Chầu Hổ Phục tương ứng với tuổi của chúng tôi Tôi là Tuấn, đây là Khôi, còn đây là Long Để nói về chuyện tuổi, thì tôi xin phép bật mí luôn, đó là tôi trẻ nhất ở đây.
Tôi, trẻ hơn hai tuổi so với hai anh này.
Tôi sinh năm 1988.
Còn về chuyện Rồng Chầu Hổ Phục, thì tại sao, bởi vì kinh thành Huế được xây dựng trên một thế đất phong thuỷ vô cùng hoàn hảo Đó là phía trước có núi Ngự Bình hai bên có hai cái cồn, đó là cồn Hến và cồn Dã Viên Còn ở khu vực chúng tôi đang đứng đây, đã là ở trong phạm vị của kinh thành Huế rồi.
Kinh thành Huế với tường bao chu vi tới 10km ở xung quanh Tiếp theo là khu vực Hoàng Thành Nơi chúng tôi đang đứng là trước cổng Ngọ Môn của Hoàng Thành, và phía trong là Tử Cấm Thành.
Mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu từng khu vực nào! Phía sau lưng tôi là cổng Ngọ Môn Ngọ Môn còn có nghĩa nữa là cổng Tý Ngọ.
Nằm ở phía nam Hoàng Thành Huế Nơi đây là cổng chính lớn nhất của Hoàng Thành Và chỉ dành riêng cho vua đi lại, hoặc khi đón các sứ thần.
Ở phía ngoài, nơi mà chúng tôi đứng, thì chúng ta không cần mua vé, có thể thoải mái chụp ảnh cổng Ngọ Môn hay là Cột Cờ Nhưng chúng tôi muốn vào trong, thì chắc chắn là sẽ phải mua vé.
Thêm một điểm nữa là vì chỉ có ba chúng tôi, nên chúng tôi sẽ thay phiên nhau để quay phim.
Thỉnh thoảng nếu các bạn thấy một anh biến mất thì chứng tỏ là vì anh ấy đang ở vị trí quay phim.
Giá vé 150.
000đ dành cho khách Việt Nam Cổng Ngọ Môn này anh Khôi biết tại sao quay về hướng nam không? Tại sao? Tại sao lại quay về hướng nam? Tại vì hướng nam theo các dịch giả dịch ra là hướng Minh Nhi Trị Là hướng mà để vua trị vì đất nước đấy đúng không? Tốt cho vua đấy, đúng không? Tức là hướng này là vua sẽ lắng nghe thiên hạ hướng về phía nam và cai trị thiên hạ một cách công minh nhất.
Tức là hướng nam là hướng dành cho vua? Đấy.
Đại khái là thế.
Theo dịch thôi.
Bây giờ tóm lại là như thế này nhé, bọn ông đi đâu thì đi.
Tôi nhất định chỉ đi hướng nam thôi.
Thế thì trả lại 150.
000đ đi! Thế thì thôi.
Tôi lại đi vậy! Số 1 là Ngọ Môn Tiếp theo chúng tôi đang đứng ở trước mặt điện Thái Hoà Số 3 là điện Cần Chánh Số 4 là điện Càn Thành Cung Khôn Thái Lầu Kiến Trung Đấy là điểm cuối cùng.
Anh Long có vẻ thuộc địa lý đúng không? Tôi đã từng đến đây trước đây.
Và bây giờ cảm xúc vẫn y nguyên.
Điện Thái Hoà là một cung điện nằm trong khu vực Đại Nội kinh thành Huế Nơi diễn ra việc đăng quang cho 13 đời vua triều Nguyễn.
Từ vua Gia Long đến vua Bảo Đại Trong chế độ phong kiến thì nơi đây là trung tâm của đất nước.
Điện Thái Hoá là công trình quan trọng nhất trong khu vực Hoàng Thành Huế Nơi các vị vua Nguyễn ngự trên ngai vàng cai trị đất nước trong hơn 100 năm.
Ở đầu cầu Trung Đạo có gắn một biển đề Trung Hoà Vị Dục Ý nghĩa của câu này xuất phát từ tư tưởng Trung là cái gốc lớn của thiên hạ Hoà là đạt đạo của thiên hạ.
Khi đạt được sự trung hoà tột cùng thì trời đất yên ổn, vạn vật sinh sôi nảy nở.
Chúng tôi muốn quay phim ở trong kia chỗ ngai vàng của vua ngồi Nhưng mà trong điện cấm quay phim chụp hình toàn bộ.
Mà cũng không phải vì lý do tâm linh hay lý do bảo mật mà chỉ đơn giản là vì lý do bảo tồn Theo như bác bảo vệ giải thích thì đèn flash có thể làm hư hỏng những lớp sơn trang trí ở trên đấy.
Kinh thành Huế là một phần trong di tích cố đô Huế, là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ năm 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945.
Và được vua Gia Long khảo sát từ năm 1803 bắt đầu xây dựng từ năm 1805 đến khi hoàn thành dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1832.
Chúng tôi đang có mặt tại Tử Cấm Thành được xây dựng sau lưng điện Thái Hoà là nơi sinh hoạt của các vua triều Nguyễn.
Nơi đây có khoảng 50 công trình lớn nhỏ và được vua Gia Long bắt đầu xây dựng đặt tên là Cung Thành vào năm 1804 Và sau này vua Minh Mạng vào năm 1822 đổi tên là Tử Cấm Thành.
Tử có nghĩa là nơi ở của vua.
Cấm Thành có nghĩa là người dân bình thường không được vào.
Tử Cấm Thành thì có 7 cửa và có rất nhiều cung.
Nhưng mà trong đó có một cung cá nhân tôi thích nhất, đó là cung Khôn Thái.
Bởi vì sao? Bởi vì đơn giản là ở cung Khôn Thái là nơi mà các bạn có thể tìm thấy rất nhiều các loại cung khác, đó là cung tần, cung nữ, cung phi.
Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20, và 25 âm lịch hàng tháng.
Ngôi điện này đã bị phá huỷ.
Tuy nhiên Trung tâm bảo tồn cố đô Huế đang triển khai dự án phục nguyên điện Cần Chánh.
Điện Càn Thành là trung tâm của Tử Cấm Thành nằm sau điện Cần Chánh, phía trước cung Khôn Thái.
Bên phải điện Càn Thành là một vườn ngự uyển trong đó có điện Minh Thuận, hồ Quang Văn, các tứ phương vô sự, lầu Nhật Thành.
Ngày xưa nếu mà làm hoạn quan, thì sẽ là người quản lý tất cả cung tần mỹ nữ, ông biết không?! Ông có biết tại sao lại là hoạn quan không? Các quan mà ở lại trong nội cung đều phải hoạn hết! Vì là sợ léng phéng.
Chứ còn sao nữa! Nói chung là ở gần cung tần mỹ nữ ở gần hoàng hậu vợ vua là hoạn hết! nhé! Ông có muốn vào nội cung làm không? Tôi bắt đầu thấy lo lo rồi đấy! Đây có phải chỗ tắm không? Ông Khôi cứ bảo thế nhưng mình thì không biết là hồ gì.
Tôi nghĩ là chỗ này, mình đang đứng ở đây là nơi mà chắc là vua sẽ ngồi để xem ví dụ các show ở dưới nước hay gì đó show ở dưới nước à? À thế này chỗ này là cho show dưới nước.
Chỗ này là để pool party! Nãy giờ đùa thế thôi, chứ nghiêm túc mà nói thì cái điện này trước đây vua thường làm gì ở đây hả ông? Đây gọi là Thái Bình Lâu là nơi vãn cảnh và đọc sách của nhà vua Nếu như có thời gian mà chúng ta đi hết từng khu phụ, những cung, những lâu rồi cả như ở dưới kia, chỗ pool party của ông Khôi thì mới thấy hết được vẻ đẹp của Đại Nội.
Nhân tiện anh em đang ngồi ở chỗ ngày xưa vua thường đọc sách ngắm cảnh làm thơ Triển theo yêu cầu của khán thính giả xem đài tôi làm thơ luôn! Hoan hô phong cảnh thái bình Nơi đây cảm xúc vừa tình vừa thơ Đang tỉnh mà ngỡ như mơ Bên cạnh là Tuấn mà ngờ.
.
.
mà ngơ cõi lòng Hết! Xin hết! Tổ thơ xin hết! Thế tổ miếu ban đầu chỉ đề dành thờ thế tổ Tam Hoàng Đế Nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua triều Nguyễn Trong 5 ngôi miếu thờ đặt bên trong Hoàng Thành Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, và miếu Phụng Tiên.
Thế Tổ Miếu là khu miếu thờ bề thế và được qui hoạch đẹp nhất Đây cũng là khu vực thờ tự còn nguyên vẹn nhất của triều Nguyễn.
Đây là Thế Tổ Miếu, đây là miếu duy nhất ở trong khu vực Kinh thành Huế nữ giới tuyệt đối không được vào.
Kể cả là Hoàng Thái Hậu.
Cửu Đỉnh là chín đỉnh đồng, được sản xuất từ những năm 1835 đến 1837 dưới thời vua Minh Mạng Trên mỗi đỉnh có hai chữ Hán tên của đỉnh và 17 hình khắc nổi.
Tên của các đỉnh đồng này tương thích với các miếu hiệu của các vị vua được thờ trong Thế Tổ Miếu.
Rời Hoàng Thành Huế, chúng tôi chọn một điểm đến cũng rất nổi tiếng nằm bên bờ sông Hương đó là chùa Thiên Mụ.
Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ xứ Thuận Hoá, trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh.
Thế đất như hình con rồng đang quay đầu nhìn lại Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương đặt tên là Thiên Mụ Tự.
Chua Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê tả ngạn sông Hương.
Ngôi chùa này cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.
Chùa Thiên Mụ được khởi lập vào năm Tân Sửu, 1601 bởi vị chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong.
Ở đây chúng ta đang thấy có rất nhiều vị khách du lịch Tôi nghe thấy tiếng Thái, Tiếng Trung Quốc, rất là nhiều thứ tiếng.
Dường như họ rất tin vào ngôi chùa này.
Lúc này còn có cả một đoàn khách người Campuchia.
Theo lịch sử truyền thuyết thì ở trên đồi Hà Khê trước đây cũng có một ngôi chùa của người Chăm.
Ở ngôi chùa này lưu giữ một di vật rất đặc biệt đó là chiếc ôto Austin của ông Trần Quang Thuận, một phật tử của chùa chiếc xe này đã chở Hoà thượng Thích Quảng Đức ra nơi tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11/6/1963 Bây giờ tất cả anh em chúng ta cùng xuống thuyền Đi dạo sông Hương.
Sau khi thăm chùa Thiên Mụ chúng tôi đã có cảm giác bình an rồi Bây giờ sẽ còn là bình an hơn nữa.
Lần đầu tiên chúng tôi chọn lên thuyền, để từ chùa Thiên Mụ về trung tâm, gần cầu Tràng Tiền.
Chuyến đi này sẽ mất khoảng hơn 1 tiếng.
5km trên sông Hương.
Hơi tiếc là buổi chiều hôm nay không có nắng.
Bình thường giờ này, 6h kém 15 chúng ta có thể đón hoàng hôn cực đẹp trên sông Hương.
Nhưng rất tiếc là trời hôm nay hơi có mây mù một chút.
Tuy nhiên không khí lại rất là mát.
Và chính cái mây mù này lại tạo cho mình một cái cảm giác rất u tịch.
Rất là thanh bình.
Rất là Huế.
Rất là bình an.
Rất là an yên.
Quá tuyệt vời! Hôm nay quá thành công! Đời quá đẹp! Hôm nay thời tiết không ủng hộ.
Nhưng cảm xúc thì rất nhiều! Thế thì lại phải làm thơ thôi! Thỉnh thoảng nhỡ đâu tôi tham gia đừng trách đấy! Được! Nói chung là hôm nay từ tổ thơ ven hồ chuyển sang tổ thơ giữa sông! Hoan hô! Hoan hô cảnh đẹp sông Hương Một ngày mà đã nhớ thương trong lòng Bao nhiêu xúc cảm mênh mông Ngồi đây bỗng thấy cái .
.
.
ô ô ông ở nhà!.