Xin chào, mình là Linh, và các bạn đang xem kênh Youtube Linh Lấp Lánh.
Ở đây, mình sẽ nói về những quyển sách mình cảm thấy thú vị.
và hôm nay sẽ là “Chiến tranh tiền tệ” của tác giả Song Hong Bing.
Đối với một đứa ngu số, sợ tính tiền có thâm niên như mình, thì mình đã chuẩn bị sẵn đây là một quyển khó đọc.
Nhưng mà không hề, quyển này hấp dẫn từ trang đầu đến trang cuối như kiểu đang đọc một quyển cung đấu vậy á.
Và nó là cuộc chiến giữa các nhà tài phiệt được xem là nhóm người tinh anh với phần còn lại của thế giới trong cái việc kiểm soát đặc biệt đối với 1 thứ mà ai cũng cần chính là tiền.
Họ, nói nôm na là những kẻ chăn cừu còn chúng ta là những con cừu được họ vỗ béo chờ ngày thu hoạch.
Trong cuộc chiến này, bất kì ai có ý định cản trở dòng tiền chảy vào túi họ lập tức tạch ! Tỷ lệ tổng thống Mỹ tử vong vì có ý định này ước tính còn cao hơn cả tỷ lệ thương vong của một quân đoàn Hải quân lục chiến trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Khi các quốc gia dựa vào chế độ bản vị vàng để phát hành tiền thì họ, tìm mọi cách lũng đoạn thị trường vàng.
Giá vàng lên hay xuống vào thời điểm nào nằm trong tay họ.
Nhưng mà tính ra thì vàng cũng hơi phức tạp đó bởi vì nó vừa có giá trị cao lại còn nặng, còn tốn diện tích cất trữ rồi.
.
.
tốn công sức để bảo vệ nên họ tìm mọi cách để xóa bỏ bản vị vàng.
Chế độ bản vị vàng là gì? Bây giờ các nước phát hành tiền dựa trên cái gì? Tại sao thỉnh thoảng ở Mỹ chúng ta lại thấy.
.
.
Tổng thống với chủ tịch Cục dự trữ liên bang (FED) cãi nhau, chiến nhau gà bay chó sủa? Tại sao chúng ta thường hay nghe.
.
.
giá dầu toàn là bao nhiêu usd/thùng? mà không phải là VNĐ/ thùng? Rốt cục thì.
.
.
giá Đô Mỹ với dầu mỏ và vàng có mối quan hệ ra sao? Ai thực sự nắm kiểm soát đối với Cục dự trữ liên bang Mỹ, Quỹ tiền tệ IMF, Ngân hàng Thế giới? Cái chết của 7 vị tổng thống Hoa Kỳ trong suốt 200 năm qua có đặc điểm gì giống nhau? Điều gì đã thực sự châm ngòi cho 2 cuộc chiến tranh thế giới? Tất cả sẽ được hé mở trong quyển sách này.
Cách trình bày vấn đề, hành văn của quyển này vô cùng sáng sủa, dễ đọc, dễ hiểu và cực kì lôi cuốn.
Quyển này chỉ có 2 chương cuối hơi khó đọc một chút vì nội dung còn khá mới mẻ đối với thị trường tài chính Việt Nam.
Tuy nhiên tác giả cũng đã giải thích vô cùng kỹ lưỡng.
Nếu bạn không có nền tảng về tài chính thì bạn chỉ cần google một số nội dung như là nghiệp vụ thị trường mở, giao dịch phái sinh, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thì bạn đã có thể hiểu được những gì tác giả trình bày trong quyển sách này rồi “Chiến tranh tiền tệ” mang đến cho mình những câu chuyện lịch sử vô cùng hấp dẫn về những dòng họ thuộc hàng trâm anh thế phiệt của thế giới, về cuộc đấu trí của những con người xem giàu có là mục tiêu theo đuổi .
Họ thực sự xứng đáng là những kẻ chăn cừu nhờ vào tiềm lực tài chính, trí tuệ, mưu lược và cả thủ đoạn hơn người.
Họ mang đến cho những con cừu 1 cái bẫy.
Chỉ thẳng đó là một cái bẫy.
Vào cũng chết mà không vào chết nhanh hơn.
Dù sao thì phải sống lâu một chút thì mới nghĩ được cách thoát bẫy đúng không? Nhưng mấy trăm năm rồi, hễ có bất cứ ai nghĩ đến chuyện dẹp cái bẫy, là ngay lập tức tạch.
Và bởi vì tiền lưu chuyển khắp mọi nơi nên tiền không có biên giới.
Do đó, độc lập của một quốc gia cần phải được nhìn nhận không chỉ ở khía cạnh cột mốc lãnh thổ mà còn ở quyền phát hành tiền.
Đọc quyển này mình hiểu một điều là cuộc chiến giành độc lập của dân tộc vẫn đang tiếp diễn.
Và cái cuộc chiến không có khói lửa này với rất nhiều những cơ hội cùng những thách thức mới thực sự trùng trùng hiểm nguy bởi vì kẻ thù ẩn mình trong những viên thuốc độc bọc đường.
Chỉ cần bước sai một bước là vạn kiếp bất phục.
Cuộc chiến này, chiến thắng sẽ thuộc về những con người có tri thức có lòng quả cảm, và hiểu thế thời.
Quốc gia nào tập trung được nhiều những con người như vậy cùng hợp lực với nhau mới có thể dành thế thượng phong trên bàn cờ với những kẻ chăn cừu.
Làm thế nào để vừa lấy được miếng pho mát mà vẫn bảo toàn ra khỏi bẫy? Nếu.
.
.
bạn nghĩ ra được cách nào đó thì nhớ… Để lại chia sẻ của bạn trong phần comment và chúng mình sẽ còn gặp lại, hẹn nhé!.