Mọi người đâu cả rồi? Chuyện gì xảy ra vậy?! Whoooaa!! Chào mừng đến với Trung QuốcKhông Kiểm Duyệt.
Tôi là Chris Chappell.
Hãy nhìn xem, đường phố Trung Quốc: vắng tanh! Những siêu đô thị khổng lồ nằm trải dài đầy ắp dân cư chỉ là những lời hứa hão huyền.
Hãy nhìn vào sự tăng trưởng GDP chóng mặt của Trung Quốc.
Bạn biết đấy, ở đâu cócông trình, thì GDP ở đó tăng.
Nhưng điều mà các chỉ sốGDP không hề xét đến là rốt cuộc người ta có thực sự sốngtrong những thành phố đó hay không.
Bạn có biết câu: “Cứ xây đi, họ sẽ tới”? Vâng, ở Trung Quốc.
.
.
họ không tới.
Đây là những thành phố ma của Trung Quốc.
Đây là Lữ Lương.
Sân bay trị giá 160 triệu đôla tại đây lạikhông có tới 5 chuyến bay một ngày.
Hầu hết các căn hộ dự tính cho300.
000 người định cư vẫn còn bỏ trống, nó được xây dựng trên mảnh đất vốn từng là mương dẫn nước cho nông dân.
Nông dân thì còn đó, nhưng nước thì không.
Còn đây là thành phố Ordos thuộc vùng Nội Mông.
Một triệu người được cho là sẽ sống ở đây.
Nhưng chỉ 1 trong số 50 tòa nhà là có người ở.
Nhưng chắc chắn là không thể có nhiều thành phố ma như thế ở Trung Quốc, đúng không? Vâng, Baidu, được xem là phiên bản Trung Quốc của Google, đã đi tìm câu trả lời.
Họ phân tích dữ liệu địa điểm của 700 triệu người dùng.
Và tìm thấy hơn.
.
.
50 thành phốma trải dài Trung Quốc.
50! Vậy tại sao đây lại là hiện tượng phổ biến? Một phần là do việc thúc đẩy đô thị hóa quy mô lớn của chính phủ.
Thông qua “Kế hoạch Đô thị hóa Kiểu mới của Quốc gia”, (Vâng, đó là tên gọi của nó.
) đến năm 2020, 60% dân sốTrung Quốc sẽ sống tại các đô thị.
Tức là hơn 800 triệu người.
Thế thì nó đâu phải là vấn đề về quá thừa nguồn cung và quá ít nhu cầu trên toàn quốc.
Mà tất cả là về vị trí.
Giá bất động sản vốn đã quá cao tại các thành phố hàng đầu khiến những công nhân trung bình sẽ không bao giờ có nổi một căn nhà trong suốt cuộc đời.
Đó là lý do tại sao có quá nhiều người sống tại các đô thị bên ngoài các thành phố lớn, chẳng hạn, tại một khu vực đô thị hóa mới đây nằm gần thành phố Bắc Kinh.
Các bệnh viện thì tồi tàn, trường học thì quá tải, không có bến xe buýt, không rạp chiếu phim, chỉ có hai công viên nhỏ xíu, và 700.
000 người.
Nhưng thà sống tại đây với lộ trình3 tiếng để đến trung tâm Bắc Kinh, còn hấp dẫn hơn nhiều so với việc sống tại một thànhphố xinh đẹp ở tỉnh Sơn Tây mà chẳng có việc để làm.
Còn nhớ Lữ Lương chứ? Năm 2010, tăng trưởng GDP của nó thật đáng kinh ngạc ở mức 21%.
Còn năm ngoái, là âm 2%.
Bởi vì nó từng là một thị trấn khai thác than và than từng là ngành kinh doanh béo bở tại Trung Quốc.
Nhưng khi kinh tế chững lại, rất nhiều nhà sản xuất thép đã cắt giảm sản xuất.
Họ ngừng việc mua nhiều than, khiến các mỏ than phải dừng hoạt động.
Thế rồi còn có nạn tham nhũng.
Các quan chức Trung Quốc đượcthăng chức nhờ vào tăng trưởng GDP.
Nên các quan chức Lữ Lương đã từng tăng GDP bằng cách xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng vượt quá nhu cầu thực.
Công việc kinh doanh cũng từng nở rộ tại khu vực Rượu của thành phố Lữ Lương, nơi họ làm ra Bạch Tửu, một loại rượu mạnh của Trung Quốc nức tiếng trong giới quan chức.
Nhưng rồi, Bạch Tửu trở thành mục tiêu trong “chiến dịch chống tham nhũng” của ông Tập và giờ thì việc kinh doanh lâm vào bế tắc.
Vậy mục tiêu tiếp theo trong “chiến dịch chống tham nhũng” là gì? Thị trưởng.
Cùng hàng tá quan chức chính phủ khác cũng bị sa thải.
Dù gì thì chính quyền thành phố cũng sớm hết tiền.
Và đó mới chỉ là một thành phố thôi.
Theo ông Wade Shepard, tác giả cuốn “Những thành phố ma”, có từ 20 đến 40 triệu căn hộ bỏ hoang tại Trung Quốc.
Chắc bạn sẽ nghĩ chính quyền trung ương đã rút ra được bài học, và đặt dấu chấm hết cho việc xây dựng tràn lan.
Nhưng đâu dễ như vậy.
Bởi các quan chức địa phương đã có kế hoạch và động cơ riêng của mình.
Theo Tân Hoa Xã, chính quyền thuộc các thành phố khác nhau trên cả nước đã đề ra nhiều dự án mà khi gộp chung lại với nhau, chúng sẽ cung cấp nhà ở cho 3, 4.
.
.
tỷ người! Nó còn nhiều hơn gấp đôi số dân thực tế của Trung Quốc.
Do vậy, nếu Trung Quốc không sớm chuyển sang chính sách bắt buộc Sinh 7 Con, thì họ sẽ nguy to.
Vậy bạn nghĩ sao? Nếu là một con ma, bạn sẽ sống tại thành phố ma nào của Trung Quốc? Hãy để lại bình luận bên dưới, subscribe và like Trung Quốc Không Kiểm Duyệt trên Facebook.
Một lần nữa, tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.