Cái tên Sennheiser có lẽ đã quá quen thuộc không chỉ với bộ phận người chơi âm thanh mà còn đối với những anh em game thủ tại Việt Nam.
Không chỉ làm ra những chiếc tai nghe cao cấp chuyên phục vụ cho mục đích nghe nhạc, hãng sản xuất tai nghe lớn nhất thế giới này còn có riêng cho mình một danh sách dài nhữngchiếc tai nghe chuyên cho game được cộng đồng game thủ đánh giá cực kỳ cao, điển hìnhphải kể đến đó là huyền thoại một thời Game One và Game Zero cùng với mẫu GSP600 cao cấp nhất của hãng ở thời điểm hiện tại.
Tai nghe gaming của Sennheiser luôn được đánh giá rất cao không chỉ nhờ chơi game ngon mà còn rất xuất sắc trong việc chơi nhạc nữa.
Đối với mình, một game thủ rất đam mê âm nhạc thì các mẫu tai nghe của Sennheiser gần như luôn là lựa chọn toàn diện nhất để đáp ứng được cả 2 mục đích trên.
Và dĩ nhiên chiếc tai nghe mình trên tay ngày hôm nay cũng không phải là một ngoại lệ.
Đây là chiếc Sennheiser GSP670, mẫu tai nghe gaming không dây đầu tiên của hãng, mình xin nhấn mạnh đó là 1 mẫu tai nghe không dây.
và được thiết kế tương tự với chiếc GSP600, nhưng lại mang trong mình rất nhiều những tinh hoa công nghệ của Sennheiser mà mình sẽ giới thiệu cho các bạn ngay sau phần tiếp theo của video.
Về ngoại hình của Sennheiser GSP670 khá tương đồng với phiên bản GSP600 trước đây, sự khác biệt chủ yếu nằm ở phần củ tai, GPS670 đã bớt hầm hố hơn, kết hợp với các đường vân mềm mại và màu sơn đã được đổi hoàn toàn sang tone đen xám tạo cảm giác liền mạch, cao cấp và có 1 cái gì đó hơi tương lai cho chiếc tai nghe.
Nếu các bạn để ý thì bên củ tai phải còn có dập chìm logo bluetooth cho chúng ta biết là chiếc tai nghe này có hỗ trợ cả kết nối bluetooth bên cạnh kết nối không dây với đầu nhận đi kèm.
Chức năng bluetooth của GSP 670 cũng khá là thú vị, mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn với các bạn về cái này trong phần sau của video nhé.
Gọng của GSP670 cũng được bê nguyên từ GSP600 sang, giữa gọng vẫn có 2 thanh trượt để thay đổi được độ ôm của toàn bộ khung tai nghe.
Đệm tai nghe thì cũng ko có gì thay đổi vẫn là thiết kế D-shape cho cảm giác đeo cực kỳ thoải mái mà không bị hiện tượng cấn tai.
và cũng không cần phải làm quá to để ôm hết vành tai như các loại earpad Oval truyền thống.
Chất liệu của đệm tai vẫn là kết hợp giữa da simili, nỉ và vải lưới, vừa đảm bảo tính trời trang vừa bền bỉ qua thời gian dài khi sử dụng.
Để ý kỹ một chút thì có thể thấy là phần đệm đầu của GSP 670 đã dày hơn so với GSP 600 một tý Vì thiết kế gọng vẫn được giữ nguyên cho nên GSP 670 cũng có thể thay thế được phần “giáp” 2 bên bằng các thiết kế khác mà hãng có bán rời.
Thì như ở đây mình đã có gắn sẵn cái phần giáp.
.
.
có in logo DotA2 ngoài ra sắp tới Sennheiser cũng sẽ cho ra mắt thêm nhiều thiết kế nữa để người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.
Bên tai phải của GSP 670 có 1 núm tăng giảm volume của microphone và 1 nút nhấn vật lý cho phép người dùng có thể gán chức năng thay đổi EQ nhanh hoặc là bật/tắt chức năng surround 7.
1 giả lập.
Tương tự như GSP 600, thì núm tăng giảm volume của tai nghe vẫn được giữ nguyên vị trí cũ ở bên mặt ngoài củ tai phải, tuy nhiên núm volume bây giờ sẽ kiêm luôn cả công tắc nguồn, khi các bạn vặn volume xuống hết cỡ thì nó sẽ có một cái khấc nhỏ cho người dùng biết là tai nghe đã vào trạng thái tắt.
Còn bên phía củ tai trái thì nó sẽ có 1 nút gạt nhỏ dùng để kiểm tra nhanh thời lượng pin, hoặc là gạt giữ trong khoảng 3s để kích hoạt kết nối bluetooth.
Micro của GSP 670 vẫn là dạng tắt mở tự động, chỉ cần gạt lên là micro sẽ tự động tắt và tất nhiên ngược lại các bạn có thể sẵn sàng để đàm thoại.
Sennheiser vẫn trang bị cho GSP 670 1 jack cắm Micro USB dùng để có thể vừa sạc và vừa phục vụ việc update firmware khi cần thiết, về nguyên nhân tại sao Sennheiser không sử dụng 1 cái chuẩn kết nối USB Type-C thì theo hãng nói thì đối với tai nghe thì kết nối Micro USB sẽ giúp cho cái phần tiếp xúc chắc chắn hơn, không bị lỏng lẻo và cũng không bị dễ tuột như USB Type-C.
Thời lượng pin của GSP 670 theo như hãng công bố là vào khoảng 16 tiếng sử dụng liên tục, khá tốt đối với một chiếc tai nghe gaming fullsize, hãng cũng cung cấp thêm khả năng sạc nhanh trong vòng 7 phút thì anh em sẽ có ngay 2 tiếng sử dụng, và cái điều này khá hữu dụng, nhất là những lúc đang hứng mà khi tai nghe lại bị hết pin giữa chừng thì cảm giác nó thực sự không có dễ chịu chút nào.
Mặc dù là tai nghe không dây nhưng trọng lượng của GSP 670 gần như là tương đương với GSP 600, cho nên cảm giác khi đeo GSP 670 cũng gần như là tương tự, và với mình GSP 600 và 670 là những chiếc tai nghe đeo khá thoải mái, tuy nhiên để gọi là thích thì cũng thực sự là chưa thích lắm, chủ yếu là vì phần gọng của chiếc tai nghe này không ôm sát đầu khiến cho cảm giác đeo không được tốt như những dòng series game trước đây như là Game One, Game Zero.
Một phần cũng có thể do trọng lượng của tai nghe khá nặng, lên tới gần 400 gram nên khi đeo cảm giác.
.
.
khá là rõ là cái lực đè của chiếc tai nghe này lên phần đỉnh đầu của mình.
Có một điểm tuy nhỏ nhưng gây khá nhiều khó chịu mà GSP 670 vẫn chưa khắc phục được từ đời trước là GSP 600 đó chính là 2 củ tai không thể xoay ngang hẳn ra 1 bên được, đó, khá bất tiện cũng như vướng víu khi các bạn ko có nhu cầu sử dụng và bỏ tai nghe xuống cổ như thế này.
Và các bạn sẽ cảm thấy cái phần này rất là chật chội.
.
.
các bạn không thể xoay ngang xoay dọc 1 cách thoải mái được.
Sennheiser có phát hành riêng 1 phiên bản phần mềm riêng cho GSP 670 có tên là Sennheiser Gaming Suit, để theo dõi tình trạng hoạt động, thời lượng pin cũng như tùy chỉnh tất cả các chức năng của tai nghe với giao diện chuyên nghiệp, đơn giản và rất dễ làm quen.
Phần mềm cho phép bạn lựa chọn preset EQ có sẵn cũng như tự thiết lập những Preset EQ phù hợp cho riêng mình.
Mình khuyên là các bạn nên cài và sử dụng phần mềm này cùng với GSP 670 vì các preset EQ mà phần mềm cung cấp khá hay, cũng như có thể rất nhiều bạn sẽ thích những preset này.
Ngoài ra thì phần mềm cũng cho phép bạn thay đổi preset thu âm với những lựa chọn Như là Warm, Clear hoặc không chọn Preset nào thì là Off Sẵn nói luôn về Microphone thì mình.
.
.
với mình, micro của GSP 670 không được ấn tượng cho lắm.
bởi lẽ khi chuyển sang kết nối không dây thì chất lượng microphone của GSP 670 cũng đã bị cắt giảm khá nhiều rồi, không phải là do ở phần cứng mà do giới hạn của kết nối không dây, không cho phép truyền tải tín hiệu mic tốt như những sản phẩm tai nghe có dây được.
Không nói đâu xa nếu đem so với GSP 600 cũng có sự khác biệt chứ chưa nói đem so sánh với những chiếc tai nghe chuyên về game như là.
.
.
Game Zero, Game One vốn được đánh giá rất cao ở khoảng thu âm và lọc ồn cho mic.
Giờ tới phần mà mình muốn chia sẻ nhất trong video đó chính là tính năng kết nối không dây của chiếc GSP 670.
Đầu tiên chiếc tai nghe này sỡ hữu 2 kết nối không dây riêng biệt bao gồm Bluetooth 5.
0 và kết nối 2.
4Ghz với đầu USB receiver GSA 70.
Đầu reciever GSA 70 đi kèm với GSP 670 cực kỳ gọn gàng, chỉ tương đương 1 đầu nano receiver trên các thiết bị không dây của Logitech chứ không to và dài như đa số các hãng khác trên thị trường hiện nay.
GSA 70 tương thích với cả PC và PS4, và được Sennheiser thiết kế riêng biệt và tối ưu cho GSP 670, mà theo hãng là nhằm đảm bảo kết nối của tai nghe luôn luôn ổn định và độ trễ gần như bằng không.
Khoảng cách kết nối theo như hãng công bố là tối đa 10 mét từ reciever đến tai nghe, và dĩ nhiên trong môi trường không bị nhiễu sóng và không có vật cản.
Thực tế đôi khi mình di chuyển cách xa khoảng cái.
.
.
Receiver của mình 4-5m thì âm thanh bắt đầu có tình trạng bị biến dạng cũng như ko được liên tục rồi.
Do sử dụng bluetooth 5.
0 đời mới nên GSP 670 sử dụng pin khá hiệu quả, thời lượng pin khi sử dụng BT 5.
0 này cho lên đến 20h sử dụng liên tục .
Kết nối bluetooth cũng mang đến khả năng sử dụng đa nền tảng, đa mục đích và tương thích với hầu hết các thiết bị có hỗ trợ kết nối không dây như smartphone, máy tính bảng, máy nghe nhạc.
tất nhiên còn rất nhiều các thiết bị khác nữa.
Đặc biệt, GSP 670 hỗ trợ kết nối cùng lúc với cả Receiver và Bluetooth, và người dùng sẽ không cần phải ngắt kết nối với thiết bị này để chuyển qua chế độ kết nối khác.
Tuy nhiên cần phải lưu ý 1 điều là thay vì ưu tiên nguồn âm thanh theo thứ tự phát thì Receiver vẫn sẽ được ưu tiên hơn nếu nguồn phát từ receiver có âm thanh thì nguồn phát bluetooth sẽ tạm thời bị ngắt.
Cái này thì theo mình ko hẳn là xịn và tất nhiên cũng không thể gọi là dở được.
mà nó còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể của từng người thôi.
Nói thêm một chút là GSP 670 thì nó có thể nhớ được cùng lúc đến 8 thiết bị bluetooth, tuy nhiên cũng giống như các tai nghe bluetooth khác thì.
.
.
trong 1 thời điểm nó cũng chỉ có thể phát 1 nguồn nhạc mà thôi.
Và dĩ nhiên rồi, nói đến sennheiser thì không thể không nói đến chất âm tuyệt vời của những chiếc tai nghe mà hãng làm ra, GSP 670 không đơn thuần là 1 phiên bản ko dây của GSP 600, bản thân chiếc tai nghe này sở hữu 1 chất âm hoàn toàn khác biệt so với những dòng tai nghe gaming trước đây, kể cả GSP 600.
Nếu nói GSP 600 sở hữu chất âm thiên sáng và có hơi thô ráp thì GSP 670 sở hữu hẵn 1 chất âm ấm áp, hơi thiên về 2 dãy bass và mid nhiều hơn.
Với chất bass mềm, xuống sâu và nhấn ở Low Bass khiến cho dãy bass ấm áp hơn, ấn tượng hơn và đôi khi mang lại cảm giác rung khi bass dập bên trong củ tai.
.
.
cảm giác này thật sự rất là kích thích.
tuy nhiên đánh đổi lại chính là cái phần bass này nó sẽ bị kéo đuôi 1 tý và không đc gọn gàng như GSP 600.
Với lượng bass vậy thì GSP 670 rất phù hợp hơn với những tựa game bom tấn AAA, trong khi những tựa game esport bắn súng góc nhìn thứ nhất đơn thuần.
.
.
thì lại không cần thiết một dải bass nhiều như vậy.
Bass quá nhiều đôi khi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng phán đoán và.
.
.
tất nhiên là có khi nó che đi những âm thanh nhỏ như tiếng bước chân chẳng hạn.
Và điều này thật sự không hề tốt tý nào đối với những anh em game thủ hardcore.
Nếu có nhu cầu mua tai nghe về để trải nghiệm cả phim ảnh nữa thì chắc chắn bạn sẽ không thất vọng về khả năng trình diễn bass của GSP 670.
Tiếp theo, dải âm trung là một điểm sáng nhờ sự trong trẻo, mượt mà nhưng không kém phần chi tiết.
Có thể nói mình thật sự bất ngờ vì một tai nghe gaming lại sở hữu một dãy mid khá tuyệt như vậy.
Dải treble của GSP 670 khá dễ chịu, không bị chói và gắt, và khi chơi game.
.
.
tuy tiếng leng keng của kim loại, tiếng súng đạn không được xuất sắc lắm.
nhưng mà với mình thì phần tiếng bước chân nó vẫn thể hiện được khá là đầy đủ.
Theo đánh giá của mình thì âm trường của GSP 670 nếu đem so với GSP 600 có một tý thua sút, khiến cho dãy treble của GSP 670 chưa phát huy tối đa được thế mạnh của mình.
Nền âm thì mình đánh giá người anh em GSP 600 vẫn đang làm tốt với nền âm sạch, ít nnhiễu và đem so ra GSP 670 không có được độ trong như GSP 600.
Thật sự là như vậy Điều này có thể phụ thuộc ít nhiều vào phương thước truyền dẫn không dây của GSP 670 nếu đem so sánh với kết nối sử dụng dây truyền thống của GSP 600 Tất cả những gì về chất âm của GSP 670 đều được mình đánh giá trên preset EQ Flat mặc định trên tai nghe.
anh em đừng quên GSP 670 còn có thể tùy chỉnh chất âm trên phần mềm Sennheiser Gaming Suit, và điều mà GSP 600 không làm được, giúp cho trải nghiệm âm thanh đa dang hơn rất nhiều.
Có tất cả 4 preset EQ mặc định như là Flat.
.
.
ngoài ra còn có Movie, Music và Esport.
Đối với Preset movie thì GSP 670 đẩy toàn bộ dãy âm lên và đặc biệt nhấn mạnh ở Bass và Treble tạo hiệu ứng âm thanh vòm.
Giúp cho trải nghiệm khi xem phim trở nên đặc sắc hơn.
Với preset Music thì cơ bản cũng tương tự với Preset Movie thôi, nhưng.
.
.
có 1 sự chỉnh sửa một tý, đặc biệt là ở phần dãy mid.
không còn sai lệch âm hình do hiệu ứng vòm gây ra như Preset Movie.
Sau cùng là preset Esport, được đẩy mạnh dãy Treble và giảm Bass đi để tăng độ chi tiết và đảm bảo hạn chế những âm thanh ko cần thiết trong quá trình chơi và tất nhiên mình khuyên ae chỉ nên sử dụng preset này để chơi những dòng game FPS truyền thống, yêu cầu sự chính xác cao.
Nói chung, đây là những đánh giá và so sánh rất khắt khe để thấy được chính xác chất âm của GSP 670, khi lấy GSP 600 ra so sánh, mình phải sử dụng thêm một sound card rời chất lượng cao để kéo ra hết chất âm của em nó.
Đủ để thấy chất âm của Sennheiser GSP 670 hoàn toàn có thể so sánh được nếu không muốn nói là vượt trội với đa số các loại tai nghe gaming không dây khác trên thị trường hiện tại.
Với giá bán lẻ dự kiến khoảng gần 10 triệu đồng tại thị trường Việt Nam, một con số không hề rẻ khi cân nhắc mua một chiếc tai nghe gaming.
Nhưng với những ai sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để tậu chiếc GSP 670 này thì chắc chắn những gì mà nó mang lại sẽ không làm anh em phải thất vọng.
Với một loạt những tính năng cao cấp như kết nối không dây độ trễ thấp, kết nối bluetooth 5.
0 thời thượng, pin trâu, hỗ trợ sạc nhanh cùng với chất âm thuộc hàng top trong phân khúc tai nghe gaming không dây.
GSP 670 thực sự đã đặt ra một cột mốc rất khó để các hãng khác có thể vượt qua trong tương lai.
Và tới đây mình cũng xin kết thúc video đánh giá chiếc tai nghe gaming siêu khủng GSP 670 đến từ Sennheiser, và nếu các bạn thấy hữu ích đừng ngần ngại cho mình 1 like nhé.
Và đừng quên nhấn Subscribe để không bỏ lỡ những video đánh giá những sản phẩm nóng hổi như thế này.
Và cám ơn các bạn đã theo dõi và xin hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo.
.