hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Đời sống Sức khoẻ

Thọ Trì Năm Giới | Kinh Nikaya Giảng Giải | Thầy Thích Trúc Thái Minh

2 years ago
in Sức khoẻ
Thọ Trì Năm Giới | Kinh Nikaya Giảng Giải | Thầy Thích Trúc Thái Minh

Bây giờ chúng ta sang bài tiếp theo: nói về “Năm giới của Phật tử tại gia.

LIÊN QUAN

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

” Ở đây Phật nói không phải chỉ như Thầy truyền giới, chúng ta sẽ đi vào bài Kinh này.

“Một thời đức Thế Tôn đang đi bộ hành” “giữa dân chúng ở Ma-ga-da.

” “Các vị nam cư sĩ ở làng Pa-ta-li” “đi đến đảnh lễ và bạch đức Thế Tôn:” “Kính mong Thế Tôn trú ở” “giảng đường của làng con”.

Ngày xưa, khi dân họ biết đến Phật, họ hay lắm, Mỗi làng tự cất lên một giảng đường, để nếu mà Phật hay là chư Tăng đến đấy có nhân duyên là thỉnh các Ngài vào giảng đường ấy rồi kéo toàn dân ra để nghe giảng.

Hay như vậy đó.

Bây giờ, mình thì có nhà sinh hoạt cộng đồng, nhưng mà nhà sinh hoạt cộng đồng bây giờ thì chưa được phép giảng Phật Pháp ở đó.

Chưa được phép, phải được phép của chính quyền.

Thế nhưng thời Đức Phật là, những làng quê mà biết đến Phật, biết đến chúng Tăng là họ dựng một giảng đường lên.

Ở trong làng có một giảng đường.

Hễ mà chư Tăng hay Đức Phật đến là họ thỉnh các Ngài vào đấy và kéo dân ra để nghe giảng Pháp.

Dân chúng ở làng Pa-ta-li này gặp được Phật và họ thỉnh: “Thỉnh Thế Tôn trú ở giảng đường của làng con.

” Ở Địa phận của họ.

Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.

Rồi khi đến giảng đường, Ngài bảo các vị nam cư sĩ ở làng Pa-ta-li thế này: “Này các gia chủ, ” “có năm điều nguy hiểm” “cho người phạm giới.

” “Thế nào là năm?” Năm điều đó thế này.

“Này các gia chủ, ” “người phạm giới do nhân duyên phóng giật đó” “nên bị hao tổn mất tài sản lớn.

” Các quý phật tử, chúng ta do nhân duyên phạm giới cho nên nó hao tổn mất tài sản lớn.

Một người tu tập đã lĩnh thọ giới pháp của Phật, mà phá rồi phạm vào giới, phạm giới rồi còn phá giới nữa.

Chữ phạm với chữ phá khác nhau một chút.

Phạm có thể do mình không đủ năng lực, không đủ sức mạnh để giữ gìn cho nên phạm.

Còn phá là biết rồi nhưng cố phạm.

Cố phá, không sợ: “Ui dồi, thọ giới thì thọ chứ vấn đề gì.

” Đấy gọi là phá, người có tâm phá đó báo nặng hơn người phạm.

Thế thì duyên phóng giật như thế cho nên hao tổn mất tài sản lớn.

Đây là điều nguy hiểm thứ nhất.

Cho nên các Phật tử phải nhớ muốn giữ tài sản của mình cho bền thì phải chăm giữ giới.

Đừng để cho mình phóng giật, buông lung mà phạm vào giới, phá giới.

Thứ hai: “Người phạm giới thì bị tiếng xấu đồn xa.

” Đây là nguy hiểm thứ hai.

Người phạm giới rồi thể nào tiếng xấu cũng đồn xa.

Ở đây Thầy nói không phải Phật tử tại gia mà kể cả Chư Tăng.

Phạm vào giới rồi thể nào người ta cũng đồn xa.

Thứ ba: “Người phạm giới khi đi đến hội chúng nào” “đều đến với tâm trạng sợ hãi.

” Đây là điều nguy hiểm thứ ba.

Một người đã phạm vào giới rồi thì khi đến hội chúng nào đó thì tâm thường hay sợ hãi, không được an ổn, vào trong chúng là tâm không an ổn.

Còn người tâm không phạm giới, người ta không phạm tội nào thì đi đâu người ta cũng bình thản, an lành.

Còn mình có phạm giới thì tâm mình không an ổn.

Mình đến hội chúng nào mình cũng không an ổn.

Nhất là ở đây Thầy nói vào hội chúng chư Tăng thanh tịnh, một vị Tăng phạm giới mà vào hội chúng chư Tăng thanh tịnh thì vị này rất sợ.

Không phải là cái gì mà tự tâm mình nó sợ hãi.

Do năng lực của giới đức làm cho mình sợ hãi, chứ không có chuyện gì lạ cả.

Rồi chúng quỷ thần làm cho mình sợ hãi.

Còn người ta giữ được giới tốt thì người ta chẳng sợ gì cả, người ta rất bình thản.

Phật nói đây là điều nguy hiểm thứ ba.

“Người phạm giới khi chết” “thì tâm trí bị si ám.

” Đây là điều nguy hiểm thứ tư.

Người phạm giới, người phá giới đến khi chết tâm trí tự nhiên tăm tối, nó si ám, nó không sáng suốt được.

Người trì giới tốt, thanh tịnh thì đến khi chết tâm rất sáng suốt.

Còn người phạm giới thì tâm sẽ rất tối tăm, si ám Trong bài tựa của giới Kinh: “Người mà phạm giới khi chết” “lòng sợ hãi, tự nhiên sợ hãi.

” Ở đây Thầy muốn nói tức là người này trong khi sống phạm giới mà không biết sám hối, không biết sửa đổi.

Tất nhiên không phải nói như thế là từ ngày chúng ta thọ giới chúng ta không phạm.

Chúng ta có thể phạm, đã bị phạm nhưng chúng ta biết sám hối biết ăn năn và biết sửa đổi thì khác.

Còn người này phá, phạm không ăn năn, không sám hối, không sửa đổi thì người này đến lúc chết lòng sẽ sợ hãi.

Đến lúc chết tâm sẽ si ám, tối tăm.

Vì nghiệp nó đến che , không thể sáng suốt được.

“Người phạm giới khi mạng chung” tức là khi chết “sẽ bị sinh vào ác thú, đọa xứ, địa ngục.

” Đây là nguy hiểm thứ năm.

Người phạm vào giới rồi đến khi mệnh chung, bỏ thân xác này, bị sinh vào ác thú đọa xứ hoặc vào địa ngục.

Đây là điều nguy hiểm thứ năm.

Chắc chắn người này bị vào chỗ đó.

Phạm tội không sám hối, giữ để trong tâm, che dấu.

Không phát lồ sám hối, không sửa đổi thì người này chết là đọa.

Mà đọa có thể xuống địa ngục.

Kính thưa đại chúng! cho nên đa phần chúng ta ở trần gian này nếu không tu tập, chết đa phần là đọa.

Nếu để đủ duyên phước tái sinh làm người, ít nhất phải trì được năm giới.

Trì được năm giới mới được đủ phước duyên, đủ nhân duyên để tái sinh làm người.

Còn ở đây chúng ta tại sao mà cũng có những người là người mà họ lại tệ hơn cả con vật? Vì người này trả hết nghiệp của thú vật mới đầu thai làm người.

Có một dạng là hết nghiệp loài thú tái sinh lên làm người.

Còn chúng ta đang là kiếp người này này, mà để được sinh làm người trở lại thì phải biết tu tập năm giới, giữ gìn năm giới chứ không mình lại đọa.

Đấy, nó như vậy đó.

Trong trang website của Chùa mình đấy có câu chuyện ông lão này bảy mấy tuổi chết đọa làm con lợn ở trong tỉnh gì đó.

Con lợn này nó về, Thầy đọc hình như còn biết hút thuốc lá.

Con ông ấy làm cả chiếu đệm cho con lợn nằm bình thường, y như ông bố lúc ông còn sống.

Thế đại chúng mở trang website Chùa mình ra, những câu chuyện luân hồi.

Rõ như vậy đó.

Đọa lạc.

Cho nên khi chết rồi chúng ta đọa rất nhiều.

Không phải bỗng dưng Phật thuyết bài Kinh: “Đất ở móng tay.

” Đức Phật nói số người trên nhân gian này chết rồi đọa xuống nhiều như đất ở đại địa.

Còn người tái sinh trở lại làm người ít như móng tay, như đất ở móng tay thôi.

Chúng ta thấy khó không? Rất khó.

Còn số lượng những người từ ác thú, hết nghiệp tái sinh lên làm người rất là nhiều.

Nhất là thời mạt pháp của chúng ta.

Từ ngã quỷ, địa ngục, súc sinh mãn nghiệp đó trồi lên làm người.

Nhưng mà tính thú, tính ngã quỷ nhiều lắm.

Đại chúng thấy không? Nhất là thời mạt pháp này, rất nhiều.

Nên phẩm chất của con người bây giờ kém hơn ngày xưa.

Vì sao? Vì từ đẳng cấp rất thấp mà tái sinh lên làm người.

Thì làm sao được? Làm sao mà họ tốt ngay được? “Này các gia chủ có năm điều lợi ích” “làm cho người giữ giới”.

“Thế nào là năm?” “Này các gia chủ, người giữ giới” “do nhân duyên không phóng giật” “nên được tài sản lớn”.

Đây là lợi ích thứ nhất.

Người sống ở trên đời không phóng giật thì người ấy có duyên phước để sẽ được tài sản lớn.

Rồi sao nữa? “Người giữ giới” “tiếng tốt sẽ được đồn xa.

” Người có giữ giới, tiếng tốt của họ sẽ được đồn xa.

“Người giữ giới” “khi đi đến hội chúng nào, ” “đều đến với tâm trạng không sợ hãi.

” Đây là điều lợi ích thứ ba.

Người giữ giới đi đâu họ cũng bình thản, không sợ gì cả.

“Người giữ giới đến khi chết” “tâm trí không bị si ám.

” Đây là lợi ích thứ tư.

“Người giữ giới khi mạng chung, ” “được sinh vào thiền thú, thiên giới cõi đời này.

” Đây là lợi ích thứ năm.

Phật nói người giữ giới khi chết họ được sinh vào những chỗ tốt hoặc lên cõi trời hoặc tái sinh trở lại làm người.

Đó là năm điều lợi ích của việc trì giới.

Kính thưa đại chúng! Qua Phẩm Cư Sĩ này, Đức Phật nói rất kĩ về bổn phận của người Phật tử tại gia, người Cư sĩ tại gia.

Chúng ta là một trong tứ chúng của Phật.

Chúng ta ở ngoài, chúng ta hộ trì cho Phật Pháp, chúng ta cũng đem Phật Pháp vào trong cuộc sống.

Chúng ta cũng là đại diệnthì chúng ta phải thực hiện bổn phận người Phật tử tại gia cho đầy đủ.

Nếu ai cũng biết suy nghĩ điều này thì chắc chắn Phật Pháp chúng ta rất là hưng thịnh, xã hội tin tưởng.

Chúng ta như vậy chúng ta là hoa sen, là viên ngọc trong hàng Cư sĩ.

Kính thưa đại chúng! Đức Phật cũng đặt rất nhiều những niềm tin, kì vọng vào hàng Phật tử tại gia.

Vì Phật tử tại gia là bước đệm để tiến tới hàng xuất gia.

Thường thì bao giờ cũng thế.

Là người thế gian, rồi Quy Y Tam Bảo, làm người Phật tử tại gia.

Rồi từ người phật tử tại gia tu học giáo lý Phật rồi chúng ta xuất gia, tu hành.

Con đường tu học Phật thông thường là đi con đường như vậy.

Nên đội ngũ Phật tử tại gia chúng ta thấy rất là quan trọng.

Rất quan trọng chứ không phải thường.

Bao nhiêu những phận sự lớn lao chúng ta đều là những Phật tử tại gia đứng ra lo lắng, đóng góp hết cả đấy chứ.

Tới đây là chuẩn bị đại hội lễ Vesak thế giới tổ chức ở Việt Nam mình, cũng là quý phật tử đóng góp thôi để tổ chức đại lễ này, các hoạt động.

Kính thưa đại chúng! Đức Phật rất chú trọng giáo lý dành cho người Phật tử, người Cư sĩ tại gia rất nhiều.

Có những bộ Kinh, bài Kinh dành riêng cho người Phật tử tại gia tu tập.

Qua Phẩm Cư sĩ này, quý Thầy rất mong các Phật tử thấy được bổn phận, vị trí của mình trong ngôi nhà Phật Pháp.

Để các phật tử cố gắng gìn giữ, rồi phát huy phẩm chất, đạo đức trí tuệ của mình.

Để làm cho Phật Pháp được đi sâu vào trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân xã hội và làm cho xã hội của chúng ta ngày càng được tốt đẹp, và thấm nhuần giáo lý của Phật.

Kính chúc đại chúng luôn luôn tinh tấn.

A Di Đà Phật!.

Related Posts

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

by
August 18, 2020
0
0

Giới thiệu với bạn đây là cây rau ngổ Người ta thường dùng cây này làm rau gia vị cho...

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

by
August 18, 2020
0
0

Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng trọn đời Tỏi là gia...

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

by
August 18, 2020
0
0

TOP 8 CÂY THUỐC CHỮA GAN NHIỄM MỠ MỌC QUANH NHÀ BẠN Do thói quen ăn uống thời hiện đại,...

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

by
August 18, 2020
0
0

mib lab xib reb do do xib do xib lab sol xib xib xib do lab ...

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

by
August 18, 2020
0
0

 Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên...

Next Post
Phụ Nữ Cần Làm Gì Để Tích Phúc Cho Con? | Thầy Thích Trúc Thái Minh

Phụ Nữ Cần Làm Gì Để Tích Phúc Cho Con? | Thầy Thích Trúc Thái Minh

5 nỗi khổ của người phụ nữ mà đàn ông cần yêu thương và chia sẻ | Thầy Thích Trúc Thái Minh

5 nỗi khổ của người phụ nữ mà đàn ông cần yêu thương và chia sẻ | Thầy Thích Trúc Thái Minh

RECOMMENDED

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

January 4, 2022
0
Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

December 14, 2021
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)