hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Thời sự

Tham Nhũng ở WHO Góp Phần Khiến Virus Corona Lây Lan? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

3 years ago
in Thời sự
Tham Nhũng ở WHO Góp Phần Khiến Virus Corona Lây Lan? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Người dân đóng thuế ở Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của Tổ chức Y tế Thế giới.

LIÊN QUAN

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Kế Hoạch Bá Chủ Toàn Cầu của Trung Quốc: Một Vành Đai, Một Con Đường | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Buôn Bán Xác Chết Và Chỉ Tiêu Hỏa Táng Ở Trung Quốc | Góc Nhìn Trung Quốc

Nhưng tổ chức này lại ngập tràn tham nhũng, và đã làm những việc mờ ám liên quan đến đại dịch Corona ở Trung Quốc.

Đây là Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell.

Khi cả thế giới bị đe dọa trước đại dịch virus Corona chết người từ Trung Quốc, chúng ta sẽ cầu cứu ai!? vâng, ý tôi là WHO— Tổ chức Y tế Thế giới.

WHO cũng có nghĩa là “ai” trong tiếng Anh.

Vậy chúng ta hãy gọi nó là W-H-O.

Không chỉ có cái tên dễ gây nhầm lẫn, mà tôi thấy phản ứng của WHO trước virus Corona cũng khiến người ta bối rối.

Vì thật khó để hiểu được tại sao một tổ chức chủ chốt của thế giới phụ trách vấn đề này lại có thể xử lý tệ đến vậy.

Tổ chức Y tế Thế giới là cơ quan của Liên Hợp Quốc phụ trách về.

.

.

vấn đề sức khỏe thế giới.

Hay chí ít được cho là vậy.

Nhưng hóa ra, nạn tham nhũng trong tổ chức này lại đang đe dọa tính mạng của mọi người.

Tới lúc này ai cũng biết sự thực là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng một giải pháp 2 bước để xử lý đại dịch Corona.

Bước 1: Che đậy.

Họ bắt giữ mọi bác sỹ và nhà báo dám nói sự thật.

Còn truyền thông nhà nước thì hoặc là đưa tin về số ca nhiễm bệnh ở mức thấp không tưởng hoặc là không hề đưa tin.

Nhưng sau nhiều tuần che đậy khiến virus lan khắp Trung Quốc và cả thế giới, sự tình đã quá nghiêm trọng để có thể che đậy.

Và rồi Bước 2: Dập dịch theo kiểu độc tài.

Chính quyền Trung Quốc đã cách ly gần như toàn bộ tỉnh Hồ Bắc – nơi đại dịch bùng phát.

Đây là lần cách ly lớn nhấttrong lịch sử loài người, khiến hàng chục triệu người dân bị ảnh hưởng.

Tới nay, rất nhiều khu vực khác của nước này cũng đã bị phong tỏa.

Có lẽ bạn cho rằng cách ly là hợp lý, phải không? Nhưng quy mô của lần cách ly khổng lồ này thực sự không phát huy tác dụng.

Nó thể hiện sự độc tài, độc đoán và cả cách làm cũng không nhất quán; mỗi làng, mỗi thành phố lại tiến hành cách ly khác nhau.

Và điều này khiến người dân Trung Quốc mất niềm tin vào chính quyền.

Một số người đã tìm cách trốn khỏi các vùng cách ly.

Và rất nhiều người không báo cho chính quyền biết việc họ bị ốm và hậu quả là họ có thể bị đưa vào các trung tâm cách ly nơi họ sẽ nằm cạnh hàng trăm người bệnh khác.

Trong một số trường hợp, người dân nói rằng các trung tâm cách ly không có đủ nhân viên y tế hay thậm chí thực phẩm.

Theo một chuyên gia của Đại học Edinburgh, “cách chính quyền Trung Quốc xử lý vấn đề là khá nguy hiểm vì nó làm xói mòn niềm tin vào chính quyền.

Chính quyền nên làm sao để người dân chủ động bước ra và nói họ không khỏe.

” Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về cách xử lý dịch Corona.

Nhưng đoán xem ai không chỉ trích họ.

.

.

là Tổ chức Y tế Thế giới.

Trên thực tế, WHO còn ca ngợi .

.

.

cách Đảng CSTQgiải quyết vấn đề.

Đây là Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom, trong cuộc gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình 3 tuần trước.

Vào lúc đó, Tedros nói: “Chúng tôi đánh giá cao sự nghiêm túc của Trung Quốc trong quá trình xử lý dịch bệnh, đặc biệt là những cam kết của giới lãnh đạo cấp cao, và sự minh bạch mà họ thể hiện.

” Ông cũng không quên nói thêm rằng: “Trung Quốc thực sự đang tạo ra một chuẩn mực mới trong ứng phó dịch bệnh.

” Bắt giữ những nhà hoạt động chỉ trích Tập Cận Bình, về lý, đó chính là chuẩn mực mới trong ứng phó dịch bệnh.

Tedros đã ca ngợi Trung Quốc hết lời bất chấp thực tế rằng “phải mất đến gần 2 tuần cơ quan này mới nhận được cái gật đầu của Trung Quốc để đưa một nhóm chuyên gia tiền trạm tới Bắc Kinh vào ngày 10/2 để thảo luận kế hoạch phối hợp chung.

” Những lời khen mà Tedros dành cho Trung Quốc “được yêu mến” tới nỗi ông này liên tục được nhắc đến trên các kênh thông tấn nhà nước Trung Quốc như đoạn video sau của Nhân Dân Nhật báo.

“Trung Quốc đã có rất nhiều hành động quyết liệt tại tâm dịch, nơi dịch bệnh bùng phát.

Thật là anh hùng! Hành động của Trung Quốc khiến chúng ta thấy an toàn hơn.

” Có lẽ tôi là cá biệt, nhưng tôi không thấy an toàn hơn chút nào.

Và xin nhớ rằng, Tedros đã ca ngợi phản ứng kiểu chuyên chế của Trung Quốc trước dịch bệnh cùng với thời điểm ông ấy chỉ trích các nước khác đặc biệt là Mỹ vì đã cấm di chuyển đi và đến Trung Quốc.

“Không có lý do gì phải áp dụng các biện pháp không cần thiết làm cản trở đi lại và thương mại quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia đưa ra các quyết định cần dựa trên bằng chứng và thích hợp.

” Thật tốt là không ai nghe theo ông ta.

Các sân bay lớn khắp thế giới đã thiết lập các quy trình rà soát thân nhiệt hành khách vừa trở về từ Trung Quốc.

Rất nhiều hãng hàng không đã dừng bay cả hai chiều với Trung Quốc.

Bạn biết không, thật chẳng hay ho gì khi người ta bỏ ngoài tai lời khuyên của tổ chức phụ trách việc đưa ra lời khuyên cho người dân thế giới mỗi khi có khủng hoảng y tế.

Tedros còn nói trong một cuộc phỏng vấn rằng việc cách ly hàng triệu người Trung Quốc là phù hợp với các quy chuẩn của WHO, gọi đó là “những biện pháp ít xâm phạm nhất có thể làm và đã bảo vệ mạnh mẽ quyền tự do di chuyển, cùng các quyền con người khác.

” Ít xâm phạm nhất ư? Tôi chắc sẽ không thích cái định nghĩa về “xâm phạm” của WHO.

Thật tình cờ, Tedros lại là lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray của Ethiopia.

Đó là một nhánh của Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia đang cầm quyền, vốn theo chủ nghĩa Mác.

Ông làm việc trong chế độ đàn áp bạo lực này với vai trò bộ trưởng ngoại giao từ năm 2012 tới 2016, sau một thời gian làm bộ trưởng y tế.

Nên tôi thực sự không thích cách Tedros nhìn nhận thế nào là “xâm phạm”, mặc dù ông ta có nói rằng “Tôi nghĩ quyền con người và những thứ tương tự nên được tôn trọng”.

Vâng, quyền con người và những thứ tương tự.

Nhưng Tedros không phải nhân vật duy nhất trong WHO ca ngợi phản ứng của Đảng CSTQ trước dịch corona.

Một đại diện khác của WHO gần đây phát biểu tại một hội thảo là “người dân Trung Quốc đang cảm thấy được bảo vệ.

Chúng ta cần lùi lại và thể hiện sự khâm phục trước những gì đang diễn ra.

” Bạn có nhớ thám tử tư người Anh Peter Humphrey người từng bị bỏ tù ở Trung Quốc năm 2013 không? “Ông ấy bị ép dùng thuốc, bị xích vào ghế, bị nhốt trong một xà lim và bị buộc đọc một bản nhận tội do cảnh sát viết sẵn trước ống kính camera.

Người dẫn chương trình đoạn video ấy, James Chau, giờ là đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới.

” Kiểu ca ngợi Trung Quốc như này đã diễn ra nhiều năm nay.

Phát biểu này là của cựu tổng giám đốc WHO Margaret Chan, bà nói “Trong mắt thế giới, Trung Quốc đang ngày càng được xem là hình mẫu phát triển ở rất nhiều cấp độ.

” “Trung Quốc đã giải phóng hàng triệu người dân khỏi đói nghèo.

” Và “Trung Quốc cực kỳ may mắn khi có một lãnh đạo đặt sức khỏe nhân dân làm trọng tâm mọi quyết sách của chính quyền.

” Và nếu người dân không muốn được khỏe mạnh, đôi khi bạn cần phải ép họ.

Tình cờ làm sao, “Bắc Kinh.

.

.

từng hậu thuẫn việc đề cử Margaret Chan, một cựu lãnh đạo ngành y tế Hồng Kông, làm tổng giám đốc WHO từ năm 2006 tới năm 2017.

” Nhưng bên cạnh những lời ca ngợi, chính quyền Trung Quốc dường như đã thành công ngoài sức tưởng tượng khi buộc WHO cúi đầu trước những đòi hỏi về chủ quyền của họ với Đài Loan.

Cho những bạn không biết, Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền với chính phủ, quân đội và đồng tiền riêng.

Nhưng chính quyền Trung Quốc lại xem họ là một phần của Trung Quốc.

Và Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của mình tại WHO để không cho Đài Loan gia nhập.

Đây là bài phát biểu tại một cuộc họp của WHO năm ngoái.

“Rõ ràng là không có cơ sở nào để ngăn Đài Loan có mặt tại đây.

Lý do duy nhất họ không có mặt ở đây lúc này là vì chính quyền ở Bắc Kinh không thích chính quyền hiện tại ở Đài Bắc.

” Chưa hết, Đài Loan còn không được tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới với tư cách một nước thành viên hay thậm chí với tư cách quan sát viên.

Điều đó khiến 23 triệu người dân Đài Loan gặp nguy hiểm.

“Việc loại Đài Loan khỏi WHO khiến người dân nước này gặp nguy hiểm trước khủng hoảng dịch bệnh này.

Việc thiếu kênh liên lạc trực tiếp và kịp thời với WHO đã dẫn tới những cảnh báo sai lầm về số ca nhiễm bệnh ở Đài Loan.

” Đài Loan đã liên tục phàn nàn rằng Trung Quốc và WHO không chia sẻ thông tin về virus Corona với họ.

Đây cũng là điều từng diễn ra năm 2003 khi dịch SARS chết người bùng phát cũng từ Trung Quốc.

Bên cạnh việc mạo hiểm tính mạng của 23 triệu dân Đài Loan, sự việc còn ảnh hưởng tới 50 triệu du khách nước ngoài qua lại các sân bay Đài Loan mỗi năm.

Họ có lẽ vẫn cho rằng WHO đang chăm lo tới mọi thứ.

Họ sẽ thấy sai lầm! Trên thực tế, WHO thậm chí còn không biết gọi Đài Loan thế nào.

Tháng trước, một người phát ngôn của WHO đã gọi họ là Đài Loan của Trung Quốc, .

Sau đó trong báo cáo ngày 4/2, họ dùng tên 'Đài Loan thuộc Trung Quốc', nhưng lại đưa sai số ca nhiễm vì dựa vào dữ liệu từ Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc.

Hiện tại WHO thậm chí còn không nhắc tới tên Đài Loan.

Họ gần đây dùng từ “Đài Bắc và các vùng lân cận” trong danh sách các thành phố có dịch.

.

.

ở Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc lại có ảnh hưởng lớn tới vậy với Tổ chức Y tế Thế giới? Hóa ra, đó là vì WHO tham nhũng kinh khủng.

Một đợt kiểm toán đã phát giác “sự tăng vọt các cáo buộc tham nhũng nội bộ trong toàn bộ tổ chức, với việc phát hiện ra nhiều âm mưu gian lận số tiền lớn từ cơ quan quốc tế này.

” Chưa kể “sự tăng vọt các khiếu nại nội bộ về tham nhũng, gian lận và thậm chí cả quấy rối tình dục trên khắp tổ chức có 7.

000 nhân viên này, kết quả này đã làm choáng váng một nhóm gồm 4 nhà điều tra nội bộ toàn thời gian và 2 tư vấn viên.

” Chưa hết, “bộ phận phụ trách xử lý dịch Corona toàn cầu của WHO luôn bị thiếu ngân quỹ hoạt động tới mức liên tục ở trong tình trạng đáng lo ngại 'nghiêm trọng' và 'không thể chấp nhận được'.

” Tuyệt! Vậy là một số người ở WHO đang chiếm đoạt những số tiền lớn và phát tài trong khi đội ngũ chống dịch Corona lại thiếu ngân quỹ nghiêm trọng.

Có lẽ đó là lý do tại sao WHO trì hoãn việc ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Corona.

Bất chấp việc lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận.

Hoặc có lẽ đó vì Trung Quốc với vai trò là một nhà tài trợ cho WHO.

Sau cuộc gặp năm 2017 giữa Tedros và lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, WHO đã nhận được một khoản đóng góp tài chính lớn từ Trung Quốc.

Trung Quốc còn muốn xây một trụ sở trị giá 80 triệu đô cho Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh châu Phi.

Đoán xem họ muốn xây nó ở đâu? Ở Ethiopia.

Wow, trùng hợp làm sao, đó lại là quê nhà của Tedros.

Hoa Kỳ cho rằng trụ sở trên chắc chắn sẽ bị dùng vào mục đích gián điệp.

Nhưng “tầm quan trọng của Trung Quốc với WHO không chỉ là với vai trò một nhà tài trợ hiện nay mà còn là nguồn tài trợ trong tương lai và là một đối tác cùng xử lý những vấn đề sức khỏe toàn cầu lớn nhất.

” Vâng, Trung Quốc có tiền và 20% dân số thế giới.

Nhưng liệu Đảng Cộng sản cầm quyền có thực sự là đối tác tốt để cùng giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn cầu? Rất nhiều chuyên gia y tế đã rất tức giận với WHO vì những lời ca ngợi dành cho công tác dập dịch ở Trung Quốc và vì việc họ chậm trễ ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Theo Lawrence Gostin— giáo sư về luật sức khỏe thế giới tại trường Đại học Georgetown— người cũng đang hỗ trợ kỹ thuật cho WHO “Chúng ta đã bị lừa.

.

.

Bản thân tôi và nhiều chuyên gia y tế cộng đồng khác, đã dựa vào những gì Tổ chức Y tế Thế giới và Trung Quốc công bố để đảm bảo với công chúng rằng dịch này không nghiêm trọng, rằng hoàn toàn có thể kiểm soát được.

” Những cáo buộc có tham nhũng trong nội bộ WHO không phải là điều gì mới.

Năm 2017, bài viết này trên AP phát hiện rằng gần một nửa ngân sách 2 tỷ USD của WHO được chi vào vé máy bay hạng nhất và khách sạn 5 sao.

“Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất.

” Người đóng thuế Mỹ đóng góp 1/4 ngân sách cho WHO.

Và đoán xem, “đó là còn chưa kể những chi phí mà nước sở tại phải chi ra để nhận được những “ân huệ” vốn không được ghi lại trong sổ sách của WHO.

” Và nếu bạn biết bất cứ điều gì đó về Đảng Cộng sản Trung Quốc và cách họ mua ảnh hưởng, thì đó thường là qua những chuyến công tác xa hoa.

Hiện chưa có bằng chứng chứng minh WHO bị mua bằng cách đó.

Tôi chỉ có chút lo ngại với tất cả những thứ tham nhũng và nịnh hót ấy thôi.

Đặc biệt là bởi vì WHO “dựa vào nguồn tài trợ và hợp tác của các thành viên để hoạt động, nên những nước thành viên giàu có như Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn.

” Nên tôi biết hiện giờ bạn hẳn đang khá lo lắng về các thông tin liên quan tới dịch Corona.

Đừng lo.

“WHO cũng đang chiến đấu chống lại thông tin sai lệch, họ phối hợp với Google để đảm bảo người dân nhận được thông tin chính xác từ WHO đầu tiên khi tìm kiếm thông tin về virus.

” Đó là lý do tại sao dưới video này trên YouTube— một nền tảng do Google sở hữu— bạn sẽ thấy một đường link dẫn tới WHO nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về virus Corona.

Họ tự động đặt đường link này ở đó, tôi không cách nào xóa được.

Tất nhiên nếu thế vẫn không đủ để dẫn suy nghĩ của bạn theo hướng “đúng đắn”, YouTube cũng đã chặn quảng cáo trên tất cả các video mà tôi và những người khác trên YouTube đã đăng về virus Corona.

Bạn biết đấy, họ không khuyến khích chúng ta, những kênh không chính thức, nói về dịch bệnh, Nhưng điều mà Google, YouTube, WHO và Trung Quốc không ngờ đến là sự hỗ trợ tuyệt vời từ đội quân 50 cent của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.

Họ là những fan đã đóng góp cho chương trình qua trang gây quỹ Patreon.

Nhờ sự đóng góp tài chính của họ tôi mới có thể làm video về chuyện Trung Quốc, WHO và Google không đặt lợi ích cao nhất của các bạn lên hàng đầu khi xử lý dịch Corona.

Họ cứ việc chặn quảng cáo Trung Quốc Không Kiểm Duyệt nếu muốn.

Và tôi vẫn sẽ tiếp tục ra tập mới.

Nên để cảm ơn các thành viên của đội quân 50 cent Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi sẽ trả lời câu hỏi của họ tại phần cuối một số tập.

Câu hỏi hôm nay là của.

.

.

Tony Chopkoski Anh hỏi: “Tedros.

.

.

Tedros? Có thực sự nắm được tình hình không? Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào Ethiopia quê hương của ông ta.

Và hãng hàng không nước đó vẫn bay tới Trung Quốc, điều khiến nước láng giềng Kenya rất lo ngại.

” Bạn biết không, tôi thậm chí chưa từng nghĩ tới chuyện đó, nhưng hóa ra đúng là Trung Quốc đang đầu tư mạnh tay vào Ethiopia.

Và vì đầu tư của Trung Quốc được gọi là ngoại giao bẫy nợ, nên không ngạc nhiên khi một nửa tổng số nợ của Ethiopia là nợ Trung Quốc.

“Khoản nợ lớn nhất là dành cho công trình xây dựng trị giá 4 tỷ đô tuyến đường sắt nối Ethiopia và Djibouti.

Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã cho dự án này vay 3, 3 tỷ USD.

Tuyến đường sắt cho tới nay rất dặt dẹo vì lưu lượng thấp, thiếu điện và gián đoạn vì biểu tình.

” Nhưng này, nó kết nối Ethiopia với căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại của Trung Quốc tại Djibouti.

Nên cũng bõ tiền đúng không? Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi được gọi là một dạng thực dân kiểu mới.

Liệu đầu tư Trung Quốc vào Ethiopia có ảnh hưởng đến những quyết định của Tedros trong vai trò tổng giám đốc của WHO hay không? Hiển nhiên là tôi không thể nói chắc.

Nhưng phải nói là tôi cảm thấy cực kỳ thoải mái với đường link tới WHO mà YouTube đặt dưới video này.

Mang nó đi giùm đi, Tedros.

“Hành động của Trung Quốc khiến chúng ta an toàn hơn.

” Cảm ơn câu hỏi của bạn Tony.

Và cảm ơn đã theo dõi.

Nhớ đăng ký kênh Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.

Tôi nghe từ rất nhiều người đã đăng ký rằng YouTube đã bỏ đăng ký của họ.

Nên hãy kiểm tra xem bạn đã đăng ký chưa.

Nhớ bật chuông thông báo để được hay tin mỗi khi chúng tôi đăng tập mới.

Và xin hãy chia sẻ những video này.

Tôi tin chắc là WHO và Đảng CSTQ sẽ đánh giá cao điều đó.

Và như thường lệ, hãy truy cập patreon.

com/chinauncensored nếu bạn muốn gia nhập đội quân 50 cent để ủng hộ chương trình.

Một lần nữa tôi là Chris Chappell.

Hẹn gặp lại.

.

Related Posts

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

by Hàng hoá và công luận
January 4, 2022
0
0

Các trận đấu EPL sẽ diễn ra dày đặc và nhanh chóng trong vài tuần tới. Người hâm mộ xem...

Kế Hoạch Bá Chủ Toàn Cầu của Trung Quốc: Một Vành Đai, Một Con Đường | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Kế Hoạch Bá Chủ Toàn Cầu của Trung Quốc: Một Vành Đai, Một Con Đường | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

by Hàng hoá và công luận
June 23, 2020
0
0

Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, kế hoạch mật thâu tóm thế giới của Trung Quốc! Tôi nghe đây...

Buôn Bán Xác Chết Và Chỉ Tiêu Hỏa Táng Ở Trung Quốc | Góc Nhìn Trung Quốc

Buôn Bán Xác Chết Và Chỉ Tiêu Hỏa Táng Ở Trung Quốc | Góc Nhìn Trung Quốc

by Hàng hoá và công luận
June 23, 2020
0
0

Chào mừng các bạn đến với chương trình Góc nhìn Trung Quốc tôi là Ben Trong chương trình những câu...

Đây Có Lẽ Là Hồi Kết Của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Đây Có Lẽ Là Hồi Kết Của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

by Hàng hoá và công luận
June 23, 2020
0
0

Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ NÀY... Chris, đây là kịch bản mới....

Trung Quốc vạch trần vấn đề Nhân Quyền của Mỹ | Trung Quốc không kiểm duyệt

Trung Quốc vạch trần vấn đề Nhân Quyền của Mỹ | Trung Quốc không kiểm duyệt

by Hàng hoá và công luận
June 23, 2020
0
0

Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Trung Quốc không kiểm duyệt Hoa Kỳ. Chào mừng đến với Trung Quốc...

Next Post
tình hình dịch virus corona ngày 9/ 4 /2020 -Hơn 1,5 triệu người nhiễm trên toàn cầu

tình hình dịch virus corona ngày 9/ 4 /2020 -Hơn 1,5 triệu người nhiễm trên toàn cầu

CORONAVIRUS! Will I STOP EATING WEIRD FOOD? | VIRUS CORONA! Tôi Sẽ Không Ăn Những Món Kỳ Lạ Nữa?

CORONAVIRUS! Will I STOP EATING WEIRD FOOD? | VIRUS CORONA! Tôi Sẽ Không Ăn Những Món Kỳ Lạ Nữa?

RECOMMENDED

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

January 4, 2022
0
Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

December 14, 2021
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)