Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, tính tới thời điểm hiện tại, dân số Việt Nam vượt ngưỡng 96 triệu dân, điều này cho thấy tốc độ gia tăng của dân số ngày càng cao.
Dân cư phát triển.
Các đô thị, chung cư cứ thế mà lần lượt ra đời một cách chóng mặt.
Không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, cảnh đất chật, người đông; nghĩa trang nhiều hơn công viên, người chết lấn át người sống những năm gần đây không phải là một vấn đề mới lạ.
Ước tính, trung bình mỗi ngày có gần 2.
000 người qua đời, việc chôn cất người quá cố sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề trong đó việc thiếu hụt đấtcho cả người chết, người sống và việc xử lý an táng người mất sao cho hợp lý là một vấn nạn và thách thức lớn đáng được quan tâm hiện nay.
Việc thay thế địa táng bằng hỏa táng sẽ giúp chấm dứt những vấn đề tưởng như khó tìm lời giải đáp này.
Tuy nhiên biết rằng lợi ích là vậy, nhưng khi nói đến tâm linh, mồ mả thì phần lớn các gia đình vẫn đang có một nỗi lo chung: Liệu rằng khi hỏa táng, người thân của mình có bị đau đớn không, có siêu thoát được không, có về báo oán gia đình không? Để rõ hơn về vấn đề này, Có nick Facebook tên Thảo Hà gửi, hỏi rằng: “Con kính chào Thầy!” “Bác hàng xóm nhà con kể rằng:” “Ngày trước mẹ bác mất, ” “gia đình bác đã đem bà đi hỏa táng.
” “Một thời gian sau, ” “có nhiều đêm bác ngửi thấy mùi rất khét, ” “rồi bà về báo mộng cho bác là bà rất nóng, ” “nên bác nghĩ rằng mình đã bất hiếu với bà.
” “Vậy nên bác khuyên mọi người” “nếu nhà ai có người mất” “thì nên chôn cất, không nên hỏa táng” “vì người mất sẽ khổ.
” “Nhưng con nghĩ, ” “sau này đất chật người đông thì làm thế nào?” “Con vẫn thật băn khoăn, ” “vậy nên, con xin được biết quan điểm” “của nhà Phật trong việc này ạ.
” “Con xin cảm ơn Thầy.
” “Xin Thầy chỉ dạy.
” Câu chuyện là vấn đề chết rồi hỏa táng hay chôn? Là vấn đề khá nan giải.
Kính thưa đại chúng! Từ xa xưa đến giờ, nhân loại chúng ta xử lý thân này khi mà nó tắt thở rồi đấy thì có rất nhiều hình thức.
Tức là khi chúng ta chết, lìa đời, bỏ thân này; mình gọi là báo thân.
Từ xưa nay trong nhân loài có rất nhiều cách xử lý.
Có dân tộc thì họ thủy táng.
Thủy táng tức là bỏ xuống nước, vứt xuống nước trôi sông, quẳng xuống ao vứt đi, cho cá ăn; đấy là thủy táng.
Dân tộc ta từ xưa đến nay thì gọi là địa táng, chôn, chôn xuống đất, cho vào quan, vào quách rồi chôn xuống đất, gọi là địa táng.
Có nơi thì họ hỏa táng, như ở Ấn độ hỏa táng, phương Tây cũng hỏa táng rất nhiều.
Có nơi thì họ lại điểu táng hoặc là thú táng, tức là họ quăng xác ra cho chim chóc ăn, hoặc là chặt ra cho thú ăn.
Có nơi thì gọi là không táng, họ treo xác lên trên cây, cứ để như thế xong rồi héo hắt, rồi tự nó tan rữa đi.
Tức là rất nhiều hình thức.
Có chỗ thì họ lại gọi là ướp xác, không chôn xuống nhưng mà ướp xác, ướp rất lâu.
Trong các mộ cổ Ai Cập đến giờ, những xác ướp vẫn còn, được bảo quản rất tốt.
Chúng ta thấy là còn nhiều cách khác nữa.
Nhân loại chúng ta có rất nhiều cách xử lý thân xác chúng ta, khi mà chúng ta chết.
Ở Việt Nam mình từ trước đến nay thì đa phần là địa táng, mình gọi là chôn xuống đất.
Cũng có một vài dân tộc thì họ có nghi thức táng khác, nhưng mà đa phần chúng ta là chôn.
Cho nên, dân Việt Nam mới truyền nhau câu gọi là “sống về mồ, về mả”, “không ai sống bằng cả nồi cơm.
” Sống về mồ, về mả.
Đặt rất nặng câu chuyện mồ mả và ghét nhau, thù nhau thì cũng đào mồ, cuốc mả nhau lên.
Nghe không? “Bây giờ ông có thế, ” “tôi chưa làm gì được.
” “Mai mốt tôi có thế, ” “tôi đào mồ, cuốc mả ông lên.
” Ghê gớm đến những cái chuyện như vậy thì chúng ta thấy.
Vậy thì bạn Thảo Hà hỏi: Bây giờ ông bác này có bà mẹ mất thì ông đem đi hỏa táng, tức là người cũng rất tiến bộ.
Nhưng mà sau khi hỏa táng xong một thời gian sau thì bác tối ngủ thấy mùi khen khét, sau rồi lại nằm mộng thấy bà cụ về báo mộng là bà cụ nóng.
Thế là từ đó bác đi tuyên truyền là: “Thôi! Mọi người đừng nên hỏa táng nữa.
” Câu chuyện này thì Thầy cũng nghe rồi.
Quan điểm nhà Phật mình như thế nào trong chuyện này? Thứ nhất thưa đại chúng, chúng ta phải rất rõ ràng cái thấy biết của nhà Phật một chúng sinh hữu tình như chúng ta thì có hai phần: Phần thân xác và phần tâm linh, nếu theo thế gian gọi là: “hồn” và xác.
Chữ “hồn” ở đây Thầy nói là trong ngoặc kép, chứ không phải hiểu chữ hồn như thông thường nhé.
Chúng ta gọi là “hồn” và xác.
Vậy thì hồn mới là phần quan trọng.
Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng có câu gọi là: “Thác là thể phách, còn là tinh anh.
” “Còn tinh anh” là phần hồn, còn cái xác này chỉ là đất, là nước; chết rồi nó lại về với cát bụi thôi.
Đó, rõ ràng.
Nhà Phật mình thì gọi là thân tứ đại, ngũ uẩn thì cái này là thuộc sắc uẩn, còn bốn cái uẩn còn lại thuộc về tinh thần, đó là thọ, tưởng, hành, và thức.
Thì cái phần tinh thần này, khi chúng ta mà một ngũ uẩn tan rã thì sắc uẩn trở về với cát bụi; còn thọ, tưởng, hành, uẩn thì sẽ chuyển di; phần thức này này sẽ chuyển di sang kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.
Rõ ràng là như vậy, không khác được.
Nghe không? Cho nên cái quan niệm trong nhà Phật chúng ta thì coi thân xác như cái áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn chúng ta lại cởi ra.
Cho nên trong nhà Thiền thường hay nói là: “Sinh như đắp chăn mùa đông, ” “tử như cởi cái áo mùa hạ.
” Mùa đông rét quá, đắp cái chăn vào; đến khi mùa hè nóng quá, cởi cái áo ra.
Sinh như đắp chăn đông mà tử như cởi áo hạ.
Các Thiền sư ngày xưa là như vậy đó.
Và chúng ta khi học Phật cũng phải quan niệm về cái thân này như vậy.
Cái thân này không phải là của mình, nó không phải là chính mình.
Nó trước hết là của cha mẹ cho mình mượn đã, mượn máu huyết của cha mẹ, sau đó ra đời mượn đất, nước đắp vào.
Cho nên toàn là đồ mượn cả, đến lúc chết thì phải trả lại chứ, vay thì phải trả.
Cho nên, thân này không phải là của mình và nó cũng không phải là chính mình, đến ngày hết hạn phải bỏ, phải trả nó thôi.
Đó là lẽ thật.
Phải không? Thì chúng ta quan niệm rất rõ như vậy.
Vậy thì vấn đề ở đây, khi một người mà mất thì chúng ta xử lý như thế nào là tốt nhất? Theo tập tục truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay là thường đem chôn, tất cả thi hài cho xuống đất hết.
Nó trở thành một thói quen, truyền thống rồi, thì chúng ta cứ nghĩ chết là phải đem chôn thôi.
Nhưng mà mươi năm lại đây thì việc hỏa táng bắt đầu phát triển và rất nhiều gia đình tiến bộ, và nhiều người tiến bộ đã tự nguyện ghi di chúc cho con cháu là khi chết là sẽ đem đi hỏa táng.
Và rất nhiều gia đình hỏa táng và rất yên ổn, chẳng có chuyện gì.
Nhưng cũng có một vài gia đình giống bạn Thảo Hà nói nằm mộng thấy bà về kêu nóng.
Chuyện đấy có không? Thưa đại chúng là nó cũng có.
Khi chúng ta giải quyết phần tâm linh không tốt thì khiến cho vong linh chấp trước, phần thần thức chấp trước, họ chấp vào thân xác đấy, họ mến tiếc thân xác mà đem thân xác đi thiêu, họ tiếc, họ cảm thấy mình nóng.
Cũng giống như Thầy nói thế này này, cái đồng hồ của mình đeo đây mà nó rơi xuống đất mà ai lấy chân di đi thì tự nhiên ta thấy đau lắm, lòng mình đau lắm! Vì đấy là cái đồng hồ của tôi, cái điện thoại của tôi mà ai giẫm vào, di nó tự nhiên tôi thấy đau xót trong này lắm, gọi là đồng tiền, của cải liền khúc ruột mà.
Vậy thì khi nghĩ thân xác này là của tôi, tự nhiên đem vào trong cái lò mà thiêu nó, tự nhiên tôi thấy nóng lắm.
Cái đó là một sự chấp trước, do tâm chấp trước sinh ra.
Vậy nên, chúng ta để xử lý tốt việc này thì thứ nhất là đối với người trước khi mất, chúng ta phải khai thị cho, hoặc là nói cho người đó biết rõ quan niệm về thân và thần thức với thân có thể rời nhau để họ không chấp vào thân; hoặc là người đó giác ngộ, họ tự nguyện là tôi hỏa táng thì không sao; hoặc là chúng ta khai thị cho người đó trước khi mất để cho người đó giác ngộ, họ không chấp mắc vào thân nữa; hoặc là kể cả khi người đó mất rồi, chúng ta khai thị cho vong linh để cho vong linh không chấp mắc vào thân nữa thì không có vấn đề gì cả nhé.
Và trong những năm qua, chùa chúng ta, chư Tăng đi làm lễ các đám tang thì chư Tăng đều khai thị cho vong linh để vong linh không chấp trước vào thân xác thì khi hỏa táng, hỏa thiêu không có vấn đề gì cả.
Đây là việc rất quan trọng.
Vì dân Việt Nam chúng ta đã quá lâu rồi quen với tập tục là địa táng, là chôn rồi.
Cho nên chúng ta phải giải quyết khâu tư tưởng này trước.
Đối với người sống và đối với vong linh đều phải khai thị để cho biết không chấp trước vào thân xác thì nó không có vấn đề gì xảy ra, sẽ rất tốt nhé.
Chứ không phải như bác này nói là người chết mà đem hỏa táng sẽ bị nóng, sẽ rất khổ; không phải thế.
Chỉ khi mà vong linh chấp trước vào thân xác thôi, còn vong linh đã được giác ngộ, đã được hiểu thì không có vấn đề gì xảy ra.
Nghe không? Cái đồng hồ rơi xuống đất, mình biết nó không phải là thân mình, ai giẫm, ai đạp nó không vấn đề gì: “tôi có đau đâu”.
Nó khác nhau, hai cái rời nhau.
Ở đây bạn Thảo Hà lo, bạn suy nghĩ rằng: Bây giờ đất chật người đông mà cứ chết là đem chôn thì sau này lấy đất đâu để chôn.
Thưa đại chúng, việc hỏa táng của chúng ta là có từ lâu lắm rồi, trước cả thời Đức Phật đã hỏa táng và chính Đức Phật của chúng ta cũng hỏa táng đấy thôi.
Ngài là bậc Thế Tôn cao quý như vậy mà chính Ngài cũng là hỏa táng.
Và đệ tử, các vị Thánh Tăng sau này hầu hết đều hỏa táng hết.
Ở Ấn Độ cũng thế, chúng ta đi Ấn Độ là Ấn Độ không có một ngôi mộ nào cả, người Ấn Độ họ hỏa táng.
Cái tro đấy sau đó họ rải xuống sông Hằng.
Chúng ta thấy thế này, nếu mà cứ tính ra thế này mỗi người khi chết làm cái mộ chôn là mất, Thầy tính rẻ cũng phải là 3 m2 đất, đúng không? Ít là 3 m2 đất, đắp lên là thành 3 m2, nếu còn những người làm mộ kiên cố, rồi đá nọ, đá kia thì có khi phải hàng chục m2 một người.
Đại chúng cứ tính thử cho Thầy xem, ví dụ dân Việt Nam bây giờ là 90 triệu dân, nhân với 3 m2 đất là ít, Thầy nói là ít nhất, sau này 90 triệu người này đều mất hết nhân với 3 m2 thành 270 triệu m2, tức là 270 km2, quá 1/3 diện tích của tỉnh Bắc Ninh bây giờ.
Tỉnh Bắc Ninh mình có hơn 800 km2 thôi.
Vậy mà dân chúng ta giờ là hơn 90 triệu dân rồi già có, trẻ có.
Phải không? Thầy cứ nói là độ 30, 40 năm nữa là chết gần hết rồi, mất mấy trăm km2 luôn.
Cho nên bây giờ rất nhiều chính quyền địa phương là rất lo lắng chuyện quy hoạch khu nghĩa trang.
Thật sự đấy, Quảng Ninh mình cũng là vấn đề đang lo lắng, rất là lo lắng! Ở Hạ Long bây giờ là mấy nghĩa trang bắt đầu dần dần sẽ chật dần.
Vậy mà dân ta bây giờ cứ lo mồ mả xây cho to, cho đẹp nữa lại càng “chết” nữa.
Cho nên nói thật, người chết lấn người sống là đúng đó.
“Dân số” ở nghĩa địa chỉ có tăng, không bao giờ giảm.
Đúng không?Ở đấy chỉ có tăng thôi.
“Dân số” ở đólà chỉ có tăng, không có giảm mà.
Chúng ta ở đây thì còn có khi tăng, khi giảm.
Nhưng mà ở nghĩa địa là chỉ có tăng mà không có giảm.
Vậy thì chúng ta biết sẽ có ngày chúng ta không có đất ở đâu, vài trăm năm nữa là con cháu mình hết đất, nếu mà cứ tôn trọng mồ mả kiểu này.
Cho nên, cái này là bài toán lo thật sự đấy, mà chính quyền bây giờ là lo việc này.
Rất lo! Bây giờ nào là các công viên, nghĩa trang mọc lên rất nhiều, trên mạn Hà Nội, Phú Thọ thì có mấy công viên, nghĩa trang.
Tức là rất nhiều đất để dành cho cái đấy.
Bây giờ bắt đầu là cả vấn đề.
Đây là một cái suy nghĩ rất thực tế, Thầy khuyến khích các Phật tử chúng ta, gia đình chúng ta sau này cũng nên hỏa táng.
Vì thứ nhất là Đức Phật của chúng ta đã hỏa táng rồi, các vị Thánh Tăng ngày xưa đều hỏa táng, hỏa táng rất sạch sẽ, rất văn minh.
Phải không? Chúng ta không phải lấp xuống, đào lên nữa.
Còn nếu mà địa táng thì lại có ngày phải cải cát, lại móc lên mà nhiều khi móc lênthi hài chưa phân hủy hết rất là khổ, rất là bẩn nữa chứ, ô nhiễm.
Thế mà nếu chúng ta hỏa táng có những lợi ích này này: Khi chúng ta hỏa táng thì vong linh lại không chấp trước vào thân xác, cái đấy là cái rất hay.
Và khi hỏa táng như vậy thì vong linh dễ có cơ hội để thoát đi, siêu thoát.
Còn chúng ta mà địa táng, chúng ta xây mồ mả cho đẹp vong linh chấp trước vào đấy lại khó siêu thoát.
Thứ nữa, tục hỏa táng sẽ giúp cho người sống này, chính chúng ta xem nhẹ thân này và thấy được cuộc đời rất giả tạm, khi đốt rồi chẳng còn thấy gì nữa, chỉ là nắm tro thôi.
Chúng ta thấy cuộc đời nhẹ, nó nhẹ và chúng ta đã không bị chấp mắc vào cuộc đời.
Điều đó sẽ giúp cho chúng ta khi bỏ thân dễ, dễ giải thoát nữa đấy.
Và một cái nữa lợi ích chính là việc giải quyết được đất cho người còn sống.
Cho nên, chúng ta thấy Đức Phật của chúng ta làm điều gì cũng thế, Ngài đều là biết trước, Ngài đều là tấm gương.
Có phải không? Chính Đức Phật của chúng ta là hỏa táng đấy chứ.
Đấy, chúng ta thấy không? Và đúng bây giờ là vấn đề Ngài cũng giải quyết cho nhân loại.
Nếu nhân loại hỏa táng như Ngài thì rất nhàn, chẳng có vấn đề, chẳng tốn đất cát gì cả.
Cho nên các Phật tử cứ mạnh dạn nhé, hôm nay cũng là Thầy khuyến khích đấy.
Các Phật tử sau này cũng vậy, mình nên ghi di chúc cho con cái là: Cha chết, mẹ chết là hỏa táng, sạch sẽ.
Mà đằng nào cuối cùng thìcũng chỉ là nắm tro thôi, có gì đâu.
Có địa táng rồi cũng sau này đào lên rồi rửa đi, tro ấy rồi cũng lại chôn xuống mà hỏa táng rất sạch sẽ.
Ở chùa mình trước đây thì có Thầy Kiến Hải, mẹ Thầy ấy mất cũng đem hỏa táng, hỏa táng xong Thầy ấy mang hết tro ra biển Hạ Long thả hết.
Điều đó cũng là một cái rất tiến bộ.
Vậy thì Thầy khuyến khích các Phật tử tuyên truyền trong nhân dân chúng ta nên hỏa táng lợi ích, rất lợi ích đấy; bản thân vong linh cũng được lợi ích, gia đình cũng vậy, rất là nhàn.
Khi mà chúng ta ví dụ: Có thờ hài cốt, hay chôn hài cốt, nó cũng không tốn nhiều đất và không nặng về chuyện hướng này, hướng kia, rất phức tạp.
Nhưng mà chúng ta có mộ thờ hài cốt thì rất là nhàn và đặc biệt nữa là giải quyết được vấn đề về đất cho người sống sau này.
Đấy là vấn đề mà xã hội cũng đang rất quan tâm đó.
Thầy rất mong được sự hưởng ứng của tất cả các Phật tử sẽ khuyến khích nhau ta nên hỏa táng, ta xem thân này rất nhẹ nhàng, thân này cũng lại trở về với cát bụi thôi, ta vay của đất, ta phải trả về cho đất thôi, nhé.
.