Đề tài của nhóm mình là Tỉ giá hối đoái Khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng Đầu tiên, tỉ giá hối đoái được định nghĩa là quan hệ so sánh giữa tiền tệ của hai nước với nhau Theo Pháp lệnh Việt Nam năm 2005 tỉ giá hối đoái của đồng VN là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam Dựa trên phương tiện thanh toán quốc tế người ta chia tỷ giá hối đoái làm 5 loại: Loại 1: Tỷ giá chuyển tiền bằng điện là tỷ giá mà NH bán cho KH kèm theo trách nhiệm là NH sẽ chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử Tỷ giá thư hối là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ cho KH không kèm trách nhiệm chuyển tiền bằng phương tiện điện tử mà chuyển lệnh thanh toán bằng con đường thư tín thông thường Tỉ giá séc là tỷ giá mà NH bán séc ngoại tệ cho KH kèm theo trách nhiệm chuyển séc đến người thụ hưởng quy định trên séc Tỷ giá hối phiếu NH trả tiền ngay là tỷ giá mà NH bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng thụ hưởng Loại cuối cùng là tỷ giá hối phiếu NH trả tiền chậm Xét 1 trường hợp thực tế Tom và Jane là hai du khách người Mỹ đến Việt Nam du lịch và họ quyết định dành $500 cho chuyến du lịch này Để thuận tiện cho việc chi tiêu, họ đến NH để đổi sang nội tệ với tỷ giá là 1$ = 21, 325 VNĐ Vậy với 500$ họ sẽ nhận được 1tr 662 VNĐ Hàng ngày tại NH diễn ra rất nhiều giao dịch mua bán ngoại tệ Tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cung – cầu ngoại tệ Khi cung ngoại tệ giảm làm đồng ngoại tệ tăng giá khiến tỉ giá ngoại tệ so với ngoại tệ sẽ tăng Các chủ thể tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoán ngoài khách du lịch ra các công ty, các nhà đầu tư, chính phủ các nước và các nhà đầu cơ Ngoài cung và cầu ngoại tệ còn một số yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái như chênh lệch lãi suất, tình hình chính trị các quốc gia và tình hình kinh tế như GDP và lạm phát Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong tỉ giá.
Sự khác biệt trong tỉ lệ lạm phát giữa hai quốc gia khiến tỉ giá biến động Chẳng hạn Việt Nam đang chịu mức lạm phát cao so với Mỹ điều này khiến sức mua giảm, hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối so với hàng nội địa, nhu cầu tăng lương trở nên gay gắt hơn VNĐ mất giá, kết quả là tỉ giá đồng VN sao với USD giảm Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao như Mĩ sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.
Khi đó cầu về USD tăng Đồng tiền trở nên có giá hơn, và tỉ giá so với VNĐ cũng tăng.
Chênh lệch lãi suất cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến tỉ giá Trường hợp Việt Nam duy trì mức lãi suất cao, điều này sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia có lãi suất thấp hơn làm cầu nội tệ tăng lên.
Kết quả là tỉ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống.
Ngoài ra, tình hình chính trị cũng là một yếu tố góp phần trong biến động tỉ giá Thời điểm từ tháng 8.
2014, xung đột mới ở dải Gaza lần nữa nổ ra sau một thời gian dài ổn định đã gây bất lợi cho nền kinh tế của Israel.
Là sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, tăng trưởng âm của GDP khiến cho đồng Shequel mất giá Số liệu từ forex.
com cũng cho thấy tỉ giá tăng liên tục trong thời gian căng thẳng leo thang ở đất nước này, và chưa có dấu hiệu dừng lại.