Ở trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy thế này: Người Phật tử tại gia có 5 lý do để mà cần phải làm cho mình giàu có.
Các Phật tử nghe xem Phật dạy này.
Có 5 lý do.
“Hôm ấy, Đức Phật ở tại vườn của ông Cấp Cô Độc.
” “Ông Cấp Cô Độc đến đảnh lễ Phật.
” Ông Cấp Cô Độc các Phật tử biết rồi.
Chính là ông Đức Chúa Ông ở trong chùa mình đấy.
Ông đi đến lễ Phật, rồi ông bạch Phật.
Phật mới dạy ông Cấp Cô Độc thế này: “Này gia chủ, có 5 lý do để gây dựng tài sản.
” “Thế nào là 5?” Ông Cấp Cô Độc là một ông rất giàu có, một ông đại thí chủ, vô cùng giàu có.
Nếu nói là ông giàu hơn cả vua.
Ông giàu hơn cả vua Ba Tư Nặc.
Ông đã xuất tiền vàng của ông ra để ông dát cả một mảnh vườn.
Ông mua mảnh vườn đấy để cúng cho Phật xây tinh xá.
Tinh xá Kỳ Hoàn đấy.
Ai đi Ấn Độ bây giờ thì vẫn còn tinh xá đấy, còn di tích của tinh xá đấy.
Cái rừng ấy rộng mênh mông thế này mà ông mang vàng ra, ông dát kín gần hết mặt đất luôn để ông mua mảnh đất đấy làm tinh xá cúng cho Phật.
Ông giàu đến như vậy cơ mà.
Ngày nào, ông cũng nấu cháo, cơm cháo, phát cho hàng nghìn người nghèo khổ, cô độc.
Cho nên, ông mới được danh hiệu là Cấp Cô Độc, nghĩa là chu cấp cho những người cô độc, nghèo khổ.
Cái tên của ông gắn liền với hạnh của ông.
Ông bố thí rất là mãnh liệt.
Ở đây, Phật mới dạy cho ông Cấp Cô Độc thế này: “Có 5 lý do màngười tại gia nên gây dựng tài sản.
” Như vậy, các Phật tử thấy, Phật dạy cho người tại gia chúng ta phải biết làm giàu, phải nên làm giàu.
Chứ đừng nghĩ là Phật tử là cứ phải nghèo mới là Phật tử.
Phải không? Chẳng bao giờ Phật dạy là phải nghèo khổ mới là Phật tử, mới là đệ tử của ta.
Không phải! Phật không dạy Phật tử như vậy.
Phật không dạy người tại gia phải nghèo khổ mới là Phật tử.
Mình là người Phật tử nghèo khổ, mình không giúp được ai đâu.
Phật dạy lý do: “Thứ nhất: Người Phật tử có được tài sản” “nhờ nỗ lực, tinh tấn thâu góp” “với sức mạnh của đôi bàn tay, ” “kiếm được do mồ hôi, ” “thâu được một cách hợp pháp.
” “Tự mình làm an lạc, hoan hỷ, ” “làm cho cha mẹ, vợ con, ” “người phục vụ, người làm công” “được an lạc, hoan hỷ.
” “Đây là lý do thứ nhất để gây dựng tài sản.
” Ở đây, Phật dạy người Phật tử tại gia phải gây dựng tài sản để làm sao? Mình có tiền của.
Mà mình làm ra tài sản một cách chính đáng bằng bàn tay và khối óc của mình để làm sao? Mình làm cho mọi người, làm cho cha mẹ mình, cho vợ con mình, cho người ăn, kẻ ở trong nhà mình được an lạc.
Mình có tiền của, mình mới nuôi được cha, nuôi được mẹ, nuôi được vợ, nuôi được con, nuôi được người ở, người làm công.
Đúng không? Muốn trả lương bây giờ, muốn thuê ô sin cũng phải tháng có mấy trăm nghìn hay mấy triệu chứ.
Có phải không? Không thì làm sao người ta đến làm cho mình được? Phải có tiền.
Đây là lý do thứ nhất, phải có tài sản, có tiền.
“Lý do thứ hai:” “Này gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn.
” “Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ.
” “Đây là lý do thứ hai để gây dựng tài sản.
” Tức là không những ta giúp được gia đình mình rồi, ta giúp cho bạn bè của mình, những người thân của mình.
Giúp cho họ.
Họ khó khăn mình giúp đỡ được.
Bây giờ, anh em, bạn bè mình.
Trước hết, Thầy nói anh em ruột thịt của mình thôi đã.
Nghèo khổ, mà mình cũng nghèothì mình có giúp được đâu.
Thế nhưng mà mình có tài sản, mình có tiền của, mình giúp được anh em, rồi giúp được bạn bè thì có phải tình bạn tốt lên hơn không? Đúng không? Khó khăn, hoạn nạn giúp đỡ nhau, rất tốt, càng củng cố tình bạn và tình anh em.
Chứ còn mình cũng nghèo quá, ốc không mang nổi mình ốc, lại còn mang cọc cho rêu, làm sao được? Không thể nào giúp ai được.
Cho nên lý do thứ hai là làm giàu để giúp cho anh em, cho bạn bè.
Lý do thứ ba Phật dạy: “Người đệ tử kiếm được tài sản” “nhờ sự chăm chỉ, tinh tấn” “để còn phòng khi tai họa đến.
” Ở trên đời này, thưa các Phật tử! Không ai nói trước được.
Có thể tai họa ập đến.
Giống như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu vừa rồi; mưa lũ ập đến một cái, ai biết trước được.
Ào một đêm là mất hết cả nhà cửa, mất cả người luôn.
Có phải không? Rồi chúng ta không thể biết được tai họa giáng xuống lúc nào? Nghiệp quả của mình trổ ra lúc nào, mình có biết đâu.
Mình không phải Thánh nhân, không biết trước được.
Cho nên, nếu ta nghèo khổ, ta không có tiền của dự trữ thì khi tai họa ập đến, ta chống trả làm sao được đây? Nghe không? Thầy không nói đến mất người mà nếu ta mất hết nhà cửa.
Vừa rồi, ở Lai Châu, ở Yên Bái mất hết nhà cửa.
Rất nhiều gia đình, nếu không có tài sản dự trữ; không có thì khổ không? Mình phải chờ đợi sự cứu giúp của cả xã hội thì được bao nhiêu? Chia ra không được bao nhiêu mà rất khổ, bo bíu.
Thế nếu mà mình có tiền của, có tài sản cất giữ hay có tiền mình gửi tiết kiệm thì mình yên tâm: Thôi, mất cái chỗ đấy, mình có cái này sẽ bù đắp cho khi tai họa bất ngờ ập đến.
Các Phật tử thấy không? Những rủi ro không ai biết được.
Cho nên ở xã hội bây giờ, họ lập lên ngành bảo hiểm.
Ngành bảo hiểm là để phòng khi rủi ro, tai họa ập đến thì chúng ta có tiền bảo hiểm đỡ cho mình.
Bảo hiểm rất nhân văn ở chỗ đấy.
Các quý Phật tử có điều kiện nên tham gia bảo hiểm.
Khi mà mình có sự cố gì, tai họa gì trong đời xảy ra thì cái bảo hiểm đấy bù đắp cho mình, nó giảm thiểu tổn thất cho mình rất nhiều.
Đây cũng thế.
Muốn mua được bảo hiểm cũng phải có tiền, có tài sản.
Cho nên đấy là một lý do, để chúng ta phải tích lũy tài sản, phải làm giàu.
Rồi Phật lại dạy nữa.
“Lý do thứ tư để cho người Phật tử tại gia kiếm tiền, phải làm giàu.
” “Đó là vị ấy có thể nhờ tài sản ấy” “mà hiến cúng cho bà con, ” “cho khách, cho hương linh đã chết, ” “hiến cúng cho vua, cho chư Thiên.
” Đây là lý do thứ tư để gây dựng tài sản.
Chúng ta có tiền của, có tài sản thì chúng ta mới có thể để dâng cho vua.
Nếu chế độ có vua, chúng ta hiến cho vua.
Hay là chúng ta làm lễ cúng cho các hương linh.
Nghèo quá không có tiền làm giỗ cha, giỗ mẹ nữa.
Nghèo quá, cơm ăn không có làm sao giỗ cha, giỗ mẹ được đây? Chúng ta thấy có khổ không? Rất là khổ.
Nghèo như chị Dậu thì thôi rồi, không làm ăn được gì cả.
Rất là khổ.
Rồi chúng ta còn có thể giúp cho người ngoài, cho khách được nữa.
Chúng ta muốn làm một cái lễ, một cái đàn cúng tế cho các vong hồn, các hương linh mà chúng ta nghèo quá không có điều kiện để làm.
Thì chúng ta nếu có tiền của, chúng ta có thể làm được.
Rồi Phật dạy cái nữa là: “Người Phật tử kiếm được tài sảnnhờ sự chăm chỉ ấy” “thì tài sản ấy còn có thể dùng vào việc” “để cúng dường cho các Sa môn, các Bà La Môn” “hay là cúng dường cho Tăng chúng, chư Tăng.
” “Sự cúng dường này, ” “sẽ đưa đến phước báu vô lượng” “ở cõi người, cõi trời.
” “Đây là lý do thứ năm mà chúng ta” “nên gây dựng tài sản.
” Vậy các Phật tử thấy chúng ta là Phật tử, không phải là phải nghèo.
Phật không bao giờ nói rằng đệ tử, Phật tử của ta phải nghèo khổ mới là đệ tử của ta.
Mà đệ tử của ta làm sao phải biết làm giàu, biết kiếm ra tài sản, biết tích lũy tài sản mới được.
.