Sáng 21/5, làm việc với UBND huyện Củ Chi để giải quyết các ý kiến cử tri sau các buổi tiếp xúc của ứng viên đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng tỏ vẻ không hài lòng sau khi xem báo cáo của Sở Quy hoạch – Kiến trúc “Tôi làm việc với huyện Củ Chi và giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì rà soát lại quy hoạch trên địa bàn, trong đó có khu đô thị Tây Bắc từ 8/2 mà tới 11/5 mới họp? Lý do vì sao? Giao cho ai chủ trì?”, ông Thăng chất vấn.
Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã thừa nhận sơ sót do ông mới về Sở từ tháng 1, mất thời gian để kiện toàn bộ máy và nắm tình hình, trong khi các phòng cũng chưa phối hợp chặt chẽ với huyện Củ Chi.
“Anh về từ tháng 1, tháng 2 tôi mới giao mà còn kiện toàn gì nữa? Bí thư có văn bản mà còn làm như thế, dân kiến nghị thì thế nào? Ai lại làm ăn như thế, 3 tháng 3 ngày sau khi Bí thư yêu cầu mới đi làm thì nói chuyện gì?”, ông Thăng khá gay gắt và cho lãnh đạo Sở thời hạn tới tháng 6 phải hoàn thành việc rà soát, công bố quy hoạch cho người dân.
“Tháng 6 sợ không kịp vì quy hoạch do đơn vị nước ngoài thực hiện tư vấn”, ông Nhã tỏ vẻ băn khoăn.
Ông Thăng ngắt lời: “Đơn vị nước ngoài khó am hiểu Việt Nam.
Khu dân cư hơn 20.
000 dân mà quy hoạch thành khu cây xanh thì chết.
Quy hoạch phải gắn với thực địa, không thể treo hàng chục nghìn hộ dân như vậy.
Thuê tư vấn mới, làm lại”.
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng trả lời các kiến nghị của cử tri huyện Hóc Môn.
Sáng 15/5, tại buổi tiếp xúc của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội ở tổ 9, huyện Hóc Môn và Củ Chi, bà Nguyễn Thị Nhạn cho biết Công ty Tấn Minh sản xuất sắt, kẽm ở xã Xuân Thới Sơn xả mùi hôi, bụi sắt ảnh hưởng cuộc sống.
“Người dân đã phản ánh đến các cấp chính quyền nhưng 5 năm qua công ty vẫn hoạt động và tiếp tục gây ô nhiễm, hàng năm chỉ bị xử phạt rồi hoạt động tiếp.
Mong Bí thư sớm giải quyết cho dân nhờ”, bà Nhạn nói.
Ông Thăng hỏi ngay: “Chủ tịch xã UBND xã có ở đây không? Anh cho ý kiến xem chị Nhạn phản ánh đúng không, đã xử lý thế nào?”.
Chủ tịch UBND xã Xuân Thới Sơn Nguyễn Thanh Liêm tỏ vẻ lúng túng, thừa nhận sự việc.
Ông Thăng hỏi tiếp: “Trong giấy phép kinh doanh công ty này được cấp làm những gì?” “Công ty được cấp phép sản xuất xuất kim loại, gia công kẽm, sản xuất bìa ống giấy, thực phẩm, may trang phục… Chủ yếu công ty này sản xuất kẽm”, ông Liêm trả lời.
“Vậy có ảnh hưởng môi trường không? Công ty này hoạt động có tốt không?”, ông Thăng hỏi tiếp.
“Dạ còn hoạt động, hoạt động bình thường”, ông Liêm đáp.
Bình thường sao bị phạt rất nhiều lần, năm nào cũng bị phạt? Chủ tịch xã có ý kiến gì không? Bây giờ phải kiến nghị đình chỉ ngay với công ty chuyên vi phạm này.
Chúng ta tạo điều kiện cho công ty làm ăn bài bản chứ làm ăn bậy bạ phải đình chỉ ngay.
Tôi chưa biết chị Nhạn phản ánh thế nào chứ đọc trong đơn thư thấy các phản ánh, vụ việc xử lý công ty có ngày tháng hẳn hoi”, ông Thăng nói.
Nhìn chủ tịch xã như đang không nắm được vấn đề, ông Thăng hỏi: “Anh làm chủ tịch xã lâu chưa?”.
Ông Liêm cho biết vừa nhận nhiệm vụ được mấy tháng.
“May cho anh, chứ về lâu rồi là anh bị nghỉ rồi đó.
Thôi cố gắng làm, dân mà kêu thì ở lại luôn chứ không có luân chuyển đâu nhé”, ông Thăng nói và yêu cầu trong thời gian tới chủ tịch xã xem lại tổng thể quy hoạch trên địa bàn.
Nếu nhà máy sản xuất gây ô nhiễm nằm trong vùng quy hoạch công viên cây xanh hoặc gần khu dân cư thì kiên quyết kiến nghị đi nơi khác.
Sau chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, rạch ô nhiễm được nạo vét Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Công – Giám đốc Trung tâm chống ngập TP HCM – cho biết, ngay sau chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng hôm 11/5, Rạch Cầu Dừa dài hơn 4 km nối từ rạch Trần Quang Cơ ra kênh Tham Lương – Bến Cát sẽ được khơi thông các điểm tắc nghẽn do rác ứ đọng lâu ngày.
“Dự án nạo vét, khơi thông toàn diện dòng chảy của rạch Cầu Dừa đã được UBND TP HCM đồng ý.
Chúng tôi đang chuẩn bị thủ tục, dự kiến sẽ được khởi công trong khoảng 2 tháng nữa với kinh phí hơn 50 tỷ đồng “, ông Công nói.
Theo ông Công, việc khơi thông dòng chảy rạch Cầu Dừa vẫn được Trung tâm chống ngập thành phố thực hiện hằng năm.
Tuy nhiên, dọc hai bên rạch người dân nuôi heo, xả thải và rác quá nhiều nên nó trở thành điểm đen về môi trường suốt nhiều năm qua.
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng xin lỗi người dân xã Đông Thạnh và Nhị Bình, hứa sẽ xử lý các vấn đề bức xúc của họ Thời gian qua nhiều vụ việc đã được các địa phương, sở, ngành thực hiện ngay sau khi có chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP HCM.
Sau chuyến thị sát huyện đảo Cần Giờ hôm 24/4 của ông Đinh La Thăng và yêu cầu xây trường cấp 3 ở xã Thạnh An, Sở Giáo dục và Đào tạo đã mở phân hiệu cấp 3 trên xã đảo duy nhất của thành phố để kịp đáp ứng nhu cầu của học sinh trong năm học 2016-2017 Làm việc tại trường Đại học Tôn Đức Thắng hôm 14/3, sau khi nghe hiệu trưởng trình bày việc máy đo độ loãng xương (pQCT) bị “ngâm” ở cảng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, giảng dạy; ông Thăng liền gọi điện luôn cho Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, đề nghị cho kiểm tra.
Đến đầu tháng 5, máy pQCT đã có mặt và được đưa vào vận hành ở trường.
Hay mới đây, sau 3 ngày Bí thư Thành ủy TP HCM phê bình, sáng 29/4, Sở Y tế TP HCM đã phối hợp cùng UBND huyện Củ Chi triển khai hoạt động 7 khoa vệ tinh và 13 phòng khám vệ tinh tại Bệnh viện huyện Củ Chi.
Hồi cuối tháng 2, huyện Củ Chi đã làm đường, sửa nhà cho mẹ Việt Nam anh hùng sau 4 ngày có chỉ đạo của ông Đinh La Thăng Ông Đinh La Thăng bức xúc vì nhà dân 10 năm không được sửa Ngày 10/5, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi của các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV, rất nhiều cử tri bức xúc về vấn đề quy hoạch treo, dự án treo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân hàng chục năm nay.
Trước những bức xúc của cử tri, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu chậm nhất trong tháng 6 tới, Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải phối hợp với huyện Củ Chi rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên địa bàn để công bố công khai cho người dân được biết.
Đồng thời, ông cam kết với cử tri trong tháng 6 phải giải quyết dứt điểm khiếu kiện liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng.
“Không để người dân Củ Chi đất thép thành đồng mà phải đi khiếu kiện đông người.
Quan điểm của thành phố là phải quan tâm đến đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa”, ông Thăng nói và yêu cầu dự án nào làm được thì cần làm ngay, trong đó dự án Công viên Sài Gòn Safari phấn đấu chậm nhất trong năm nay phải triển khai.
Đây sẽ là điểm du lịch, điểm nhấn thu hút khách đến thành phố.
Liên quan đến khu đô thị Tây Bắc, dọc theo quốc lộ 22 hiện còn khoảng hơn 20.
000 hộ dân bị “kẹt” trong quy hoạch, ngay sau buổi tiếp xúc cử tri, người đứng đầu Thành ủy TP HCM đã đặt vấn đề với Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã.
“Tại sao đất trống thì quy hoạch đô thị trong khi đất có dân ở thì lại quy hoạch là đất cây xanh để 'trói' quyền lợi về nhà đất của người dân nhiều năm nay”, ông Thăng gay gắt.
“Các ông hãy đặt địa vị của mình là người dân ở trong đó suốt 10 năm nay không được làm nhà.
Người ta ở bao nhiêu đời lại quy hoạch thành đất cây xanh, trong khi ở phía sau là đầm lầy, đất trống nhà đầu tư nhìn là không muốn vào thì lại quy hoạch thành đất phát triển đô thị? Các ông thử chui vào nhà dân trong khu vực đó xem có ở được không?”, ông Thăng nói và chỉ đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch, trong đó có khu đô thị Tây Bắc.
.