Sau khi nhà Hồ sụp đổ Quân Minh giương cao ngọn cờ “phù Trần diệt Hồ Nhằm phủ dụ dân chúng, chỉ với một mục đích Biến Đại Việt thành quận Giao Chỉ sát nhập vào lãnh thổ Đại Minh.
Thế nhưng dù trăm phương ngàn kế Bức màn dối trá “phù Trần diệt Hồ” Không thể nào che mắt được người đời hậu nhân nhà Trần liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa chống lại quân Minh.
Từ năm 1407 đến năm 1414, Lần lượt Giản Định Đế Trần Ngỗi rồi Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng Thay nhau đứng lên chống giặc Minh.
Hai đời vua Hậu Trần trải qua 7 năm, nhưng kết cục đều thất bại.
Người dân Đại Việt bước vào thời kỳ đen tối bậc nhất trong lịch sử ngàn năm phong kiến.
*Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ* Bằng chính sách Sắt và Máu, Tổng binh Trương Phụ tến hành một chiến lược tiêu diệt văn hóa quy mô chưa từng có.
Đồng thời tắm máu các cuộc khởi nghĩa của dân ta.
Tàn bạo chính là đạo cai trị của Trương Phụ.
"Ta sẽ biến bọn chúng thành nô lệ Kẻ nào chống lại, ta sẽ giết kẻ đó.
" Thế nhưng quyền lực của quân Minh không hề bền chặt.
Hoàng đế Đại Minh chủ tâm chia 3 thế lực tại Giao Chỉ Trương Phụ nắm binh quyền Hoàng phúc cai quản hành chính Và bọn nội quan Mã Kỳ đi theo giám sát hai người kia.
Hoàng Phúc giữ chức Hành bộ Thượng thư Vốn không đồng tình với cách làm bạo ngược của Trương Phụ Ông cho thi hành chính sách đồng hoá Dùng người Giao Chỉ cai trị người Giao Chỉ Bắt ép dân ta phải theo phong tục người Hán Từng bước biến Giao Chỉ thành quận huyện của nhà Minh.
"Chỉ cần con dân Giao Chỉ trở thành con dân Đại Minh Hoàng ân sẽ soi sáng An Nam Thiên hạ sẽ thái bình, máu sẽ ngưng chảy, đầu sẽ không rơi.
" Chính sách Đồng hóa này của Hoàng Phúc được Trần Hiệp sau là Binh bộ Thượng thư kế thừa.
Thế nhưng Trần Hiệp lại thi hành một cách quyết liệt, mạnh tay hơn nhiều.
"Máu đã đổ quá nhiều trên mảnh đất này Nhưng để đạt được thái bình Ta cũng không ngại bàn tay này vấy máu.
" Duy chỉ có Thái Phúc là người mềm mỏng hơn cả nhưng vì chỉ là một Đô chỉ huy nhỏ nhoi Nên khó lòng thay đổi được cục diện "Con dân Đại Minh hay Giao Chỉ cũng đều là con người Hà cớ gì không thể chung sống yên bình cơ chứ.
" Cứ như vậy Tàn bạo và Đồng hóa Như cặp gọng kiềm kẹp chặt mảnh đất Giao Chỉ.
Dù sau này Trương Phụ về nước Lý Bân lên thay Hay Hoàng Phúc rời đi Trần Hiệp tiếp nối Tất cả đều không có gì thay đổi.
Lại thêm bọn nội quan Mã Kỳ, Lý Lượng được hoàng đế Đại Minh che chở Mặc sức vơ vét của cải, bóc lột người dân "Chém chém giết giết cả ngày thật mất hứng.
" "Chỉ có hoàng kim mới mang lại niềm vui chân chính phải không đại nhân.
" "Há há há há Nói phải lắm há há" Quân Minh kẻ đấm người xoa gông cùm bóc lột đè nặng lên đầu người dân Giao Chỉ Tưởng chừng như vận mệnh của dân ta là kiếp nô lệ đời đời.
*Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được* Tháng giêng năm 1418, ở vùng rừng núi Lam Sơn, trấn Thanh Hoá Vị hào trưởng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa thề diệt giặc Minh Rất nhiều anh hùng đã hi sinh Rất nhiều máu phải đổ Lúc khốn cùng, nghĩa quân phải 3 lần rút nên núi Chí Linh Thậm chí có lúc Lê Lợi phải hòa hoãn cùng quân Minh Để chờ đợi thời cơ, từng bước lớn mạnh Trải qua bao gian khổ, binh thế của Lê Lợi ngày một tăng Nay vây thành mai chiếm đất.
Đến cuối năm 1425, Quân Lam Sơn đã làm chủ tất cả lãnh thổ phía Nam từ Thanh Hóa cho đến Tân Bình-Thuận Hoá.
Binh thế vững mạnh sĩ khí ngất trời Lê Lợi biết thời khắc Bắc tiến đã điểm Quyết một lần quét sạch giặc Minh Mùa thu năm 1426, Nghĩa quân Lam Sơn phát động cuộc tiến quân ra Bắc với quy mô lớn Chia làm 3 cánh quân.
Cánh thứ nhất hành quân thần tốc bất kể ngày đêm Mục đích nhằm chặn đứng nhóm quân Minh đến tiếp viện từ phía Lưỡng Quảng.
Cánh thứ hai gồm rất nhiều tinh binh và khí giới đến sau hỗ trợ, do tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy.
"Haha Bất kể kẻ nào động vào huynh đệ Lam Sơn Thì phải nói chuyện với thanh đại đao của ta trước.
" Đinh Lễ vốn người sách Thúy Cối thuộc Lam Sơn Là cháu gọi Lê Lợi là cậu Tính tình cương nghị quả cảm, võ nghệ hơn người rất được Lê Lợi tin cẩn, giữ chức Tư Không chỉ huy cánh quân tinh nhuệ nhất của Lam Sơn Thiết Đột quân! Nguyễn Xí vốn người xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc Theo phò Lê Lợi từ năm lên 9 tuổi, đến lúc Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa trước sau không rời, lòng trung thành tỏ rõ.
Vốn xuất thân núi rừng, Nguyễn Xí vô cùng gan dạ, cứng rắn Được Lê Lợi yêu quý như con ruột, phong làm tướng quân, tin tưởng cho cùng chỉ huy quân Thiết Đột.
Đồng thời, Nguyễn Xí còn tạo dựng được 1 đội quân Thần Khuyển Có phong cách chiến đấu vô cùng độc đáo "Giặc chính là giặc, đã là giặc thì phải giết.
" Cánh thứ ba gồm 3000 quân tiến ra Bắc Mục tiêu nhằm cắt đứt đường viện binh của giặc từ Vân Nam Nhưng chiến sự biến ảo khôn lường Chỉ huy cánh quân này là Lý Triện đã nhận ra được thời cơ hiếm có ở thành Đông Quan Bèn bày mưu kế khiêu khích dụ Trần Trí ra khỏi thành "Ha ha.
Thu lưới" *Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều* Cánh quân của Lý Triện đánh cho quân Minh không còn manh giáp Buộc phải rút về tử thủ trong thành, chờ quân cứu viện.
Lý Triện vốn người trang Bái Đô, huyện Lôi Dương mưu trí anh dũng hơn người.
Ông theo Lê Lợi từ những ngày đầu khởi nghĩa cùng trải nhiều gian nan, đồng cam cộng khổ.
Lê Lợi vô cùng quý trọng, xem Lý Triện như thủ túc.
"Tự do sao có thể trông chờ kẻ địch ban phát Tự do phải do chính tay mình giành lấy.
" Lý Triện cùng Đinh Lễ được đời sau nhận định là những vị tướng tài giỏi bậc nhất của nghĩa quân Lam Sơn.
Bằng chiến thắng trước Trần Trí, Lý Triện đã mở màn cho cuộc Bắc tiến vĩ đại của nghĩa quân Lam Sơn đẩy quân Minh vào tình thế co cụm buộc phải tăng cường 5 vạn đại quân của Vương Thông sang giải nguy.
Và cũng trong lần tiến quân này Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí đã cùng nhau lập nên 1 trận chiến vô tiền khoáng hậu Trận Tốt Động-Chúc Động Lấy 6 ngàn quân ít ỏi Đối đầu cùng 10 vạn tinh binh của quân Minh Một trận chiến rung trời chuyển đất Mở ra cơ hội quật khởi cho một dân tộc suốt 20 năm bị nô lệ cùng chà đạp Trả lại cho non sông gấm vóc này một cái tên Đại Việt Bình Ngô Đại Chiến.