Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, vi phạm bản quyền là hình thức chân thành nhất của giả dối.
Chào mừng đến với Trung QuốcKhông Kiểm Duyệt.
Tôi là Chris Chappell.
Ồ! Cái gì ư? Có phải bạn đang để mắt đếnchiếc đồng hồ Apple mới của tôi? Vâng, nó khá đẹp, đúng không? Nhưng đây mới là phần hay nhất: trong khi các bạn phải bỏ ra ít nhất 350 đô la cho một cái, Tôi cũng có một cái chỉ với 48 đô la.
Chính xác hơn, là 300 tệ.
Thấy không? Tôi mua nó trực tuyến từ Trung Quốc.
Nó hơi bị được! Còn đồng bộ với cả iPhone của tôi nữa.
Tôi có cái màu trắng đây.
Giờ tôi biết bạn đang nghĩ gì rồi.
Wow! Tôi cũng muốn mua mấy món cho mình từ Trung Quốc! Nhưng, nếu không phải là người tiêu dùng khôn ngoan như tôi thì bạn có thể gặp vài rắc rối.
Trung Quốc ngập tràn hàng nhái Trong tiếng Trung, chúng được gọi là “sơn trại” có nghĩa đen là thành quách trên núi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc từ đó tại mục Cùng Học Tiếng Trung với anh bạn của tôi Ben Hedges Hiện nay, khi nhắc đến hàng nhái, thì rất khó để chỉ ra sự khác biệt.
Chẳng hạn như, cái nào trong số này là thật? Có lẽ là cái có thừa một chữ L.
May cho bạn là đã có tôi để cảnh báo.
Dưới đây là top 10 hàng nhái của Trung Quốc.
Số 10: thiết bị trò chơi điện tử Anh biết mấy nhóc tụi em thích chơi điện tử nhưng nếu sống tại Trung Quốc, các em hẳn sẽ rất gian nan Suốt 14 năm, nhiều thiết bị trò chơi điện tử đã bị cấm.
Lệnh cấm đó chỉ mới được dỡ bỏ vào hồi đầu năm 2014.
Vậy, giờ hãy cùng chơi một trò chơi nhé.
Hãy đoán xem cái nào là thật.
Máy SEGA Dreamcast, hay máy Treamcast? Wii, hay là WiWi? XBox hay là Arcade Game Box.
Lạ nhỉ! Họ nhái vẻ ngoài của XBox nhưng có bộ điều khiển PlayStation Nhưng thế chưa xịn bằng PolyStation đâu.
Trông nó như thế hệ đầu tiên của PlayStation và một hộp Nintendo64 và thậm chí phần trên trông giống như đầu đọc đĩa quang, nhưng hóa ra nó đọc thứ gì đó giống như băng Nintendo Số 9: thuốc lá.
Trung Quốc sản xuất 2, 5 nghìn tỷ điếu thuốc mỗi năm và khoảng 1 phần 7 trong số đó là hàng nhái.
Đó là việc làm ăn béo bở đến mức mà Vân Tiêu, một huyện phía Nam Trung Quốc đã có hơn 200 nhà máy ngầm chuyên làm thuốc lá giả Và khi nói “ngầm”, ý tôi là ngầm thật đấy.
Giờ thì những điếu thuốc giả này trông rất giống thật nếu bạn nhìn vào nhãn hiệu được in trên hộp, ngoại trừ chúng có thể chứa thêm tới 80% nicotine, hơn 130% cacbon mônôxít và thỉnh thoảng có trứng côn trùng hoặc phân người! Số 8: đồ thể thao Tại sao phải tiêu tốn một chút gia sản cho Puma trong khi bạn có thể mua Numa, Tuma, hay Pigg? Và tại sao lại mua Adidas khi bạn có thể mua Adidos, hay Avivas? Nike, trong khi đã có Nire hoặc Hike? Calvin Klein, trong khi rõ ràng Calvin Klain hay Cavern Kernel cũng đâu kém gì? Nhưng hãy nhớ, sau khi tập luyện vất vả, hãy chắc chắn là tắm cho sạch với dầu gội Okay.
Số 7: Disneyland.
Phiên bản nhái Disneyland của Trung Quốc được gọi là Wonderland.
Nó cũng giống phiên bản gốc, ngoại trừ thay vì là nơi hạnh phúc nhất trái đất, thì nó là nơi đáng sợ nhất quả đất! Với những phiên bản kỳ dị đáng sợ phỏng theo các địa điểm của Disneyland.
Như chuột điên, trung tâm Epcot và con thỏ này muốn bắn bạn! May thay, vì sự an toàn cho tất cả trẻ em Trung Quốc, công viên giải trí Wonderland không bao giờ được mở cửa.
Việc xây dựng bị đình trệ vào năm 1998 và cuối cùng bị phá bỏ cách đây vài năm.
Số 6: Google.
Ai là người thế chân Google sau khi họ bị hất cẳng khỏi Trung Quốc vì vấn đề kiểm duyệt? Sao cơ? Goooje, tất nhiên rồi.
Cái tên ấy thực ra như một lời tri ân đến Google nhưng thế cũng không khiến nó hợp pháp.
Nó cũng sao chép một mẩu logo đồ họa từ công cụ tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc, Baidu.
và giống như các cỗ máy tìm kiếm Trung Quốc khác, Goooje sẵn lòng cho kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm Số 5: đồ ăn nhanh Vâng, Trung Quốc có đủ thứ rắc rối với thực phẩm giả.
Trứng giả! Thịt lợn phát sáng trong đêm! Thịt lừa lại hóa ra là thịt cáo! Không đùa đâu, nó đã xảy ra tại Walmart Trung Quốc.
Nhưng, còn có những hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng khác như Pizza Huh, SunBucks, MicDnoald's, OFC? Wow! Thật chẳng còn thể thống gì nữa! Vâng, ít ra thì cửa hàng Apple cũng có thứ gì đó ngon để ăn.
Số 4: các sản phẩm nhái Apple.
Nói về Apple, hầu như mà mọi sản phẩm thật do Apple tạo ra đều có một bản sao nhái từ Trung Quốc.
Từ iPhone, iPad cho đến iMac và Apple TV.
Ngay cả đồng hồ Apple giả.
Siri, cô biết gì về các món hàng nhái Apple không? máy đeo tay chưa nghe gì về Apple giả.
Sao mà biết được chứ! Nhưng, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm, thậm chí đến cửa hàng Apple cũng bị nhái theo và họ đã cũng đã làm khá tốt! Trong khoản đồng phục nhân viên và thiết kế nội thất.
Số 3: xe hơi.
Sao lại mua một chiếc Range Rover trong khi có thể mua chiếc Land Wind chỉ với giá bằng một nửa! Hay tiêu tốn cả gia tài nhỏ cho chiếc Rolls-royce khi bạn có thể mua một chiếc Geely GE.
Giờ bạn có thể đang tự hỏi làm sao mà các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc có thể lách luật Vâng, cơ bản là một công ty nước ngoài không thể nào thắng kiện một công ty Trung Quốc cho hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ tại Trung Quốc.
Thực ra, ăn cắp sở hữu trí tuệ là một phần công việc của Nhà nước điều này đưa chúng ta đến.
.
.
số 2: Phi cơ chiến đấu J31.
Theo một thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2009 do Wikileaks tiết lộ, các hacker thuộc Giải phóng quân Trung Quốc đã đánh cắp các bản thiết kế từ máy bay tiêm kích tàng hình tối tân của Hoa Kỳ, chiếc F35 Và rồi, một vài năm sau, Trung Quốc tung ra cái này, chiếc J31.
Tuy nhiên, nó thì không được dễ thương như hàng nhái Starbuck Và giờ là chức quán quân, tương lai cho hàng nhái giá rẻ của Trung Quốc! Đây.
.
.
chính là Ninebot, một sản phẩm nhái rõ ràng của Segway.
Segway thực sự đã kiện họ vì ăn cắp thiết kế của mình.
Vậy, tình hình được giải quyết thế nào? Tháng 4 năm nay, Ninebot đã dùng tiền kiếm được từ việc bán các sản phẩm nhái Segway để mua đứt công ty Segway chính.
Và giờ thì hết kiện tụng rồi nhé! Vậy, đây có phải là tương lai cho hàng nhái Trung Quốc? Các bạn nghĩ sao? Hãy bình luận bên dưới và subscribe để nhận được các video mới của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Một lần nữa, tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.