Chào mừng các bạn đã đến với Kênh Mẹ yêu con Các bạn đừng quên nhấp vào nút Đăng ký trên màn hình để cập nhật video mới nhất từ Kênh nhé.
Video trước add đã chia sẽ cho các bạn nội dung về CHĂM SÓC THAI NHI 9 TUẦN TUỔI Gồm những nội dung như:Sự thay đổi của cơ thể người mẹSự phát triển thai nhi 9 tuần tuổi.
Lời khuyên danh cho bố mẹ Tiếp theo, video này add sẽ giới thiệu cho các bạn về TRẺ SƠ SINH CHẬM TĂNG CÂN Gồm những nội dung như: Sự tăng cân ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chậm tăng cân, cách khắc phục, ….
để tìm hiểu chi tiết thì add mời các bạn cùng đón xem video này nhé! Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là điều mà không một gia đình nào mong muốn cả, tuy nhiên nó có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào và tại bất kỳ thời điểm nào.
Biết được chính xác nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có cách khắc phục hiệu quả.
Sự tăng cân ở trẻ sơ sinh Tăng cân là một dấu hiệu rõ ràng của sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào các em bé cũng sẽ tăng cân một cách đều đặn.
Một trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng 5% đến 10% trọng lượng sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi sinh.
Điều này là hoàn toàn bình thường và phổ biến.
Sau đó, trẻ sẽ tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 3 đến 4 tháng đầu sau khi sinh.
Bé trai có thể tăng gần 3 lần trọng lượng sơ sinh trong năm đầu tiên.
Còn các bé gái thì có thể mất tới 16 tháng.
Trong khoảng thời gian này, sẽ có thời điểm em bé tăng cân chậm hoặc bị sụt cân, điều này cũng rất bình thường, xảy ra với hầu hết các em bé.
Nó do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do ốm bệnh và do thức ăn (vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu và chưa ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau).
Thông thường, các em bé sẽ dần lấy lại trọng lượng của mình và tiếp tục tăng cân theo quy luật phát triển tự nhiên.
Nhưng nếu tình trạng này vẫn kéo dài, thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của đứa trẻ.
Tóm lại, tăng cân chậm ở trẻ sơ sinh có thể là bình thường nhưng cần phải được theo dõi và không nên để nó kéo dài.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân Dưới đây là một số lý do khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm, các gia đình không nên bỏ qua : Em bé có thể bị mệt mỏi nhiều lần và ngủ thiếp đi trước khi bú đủ sữa.
Phản xạ mút yếu khiến em bé không thể lấy đủ sữa từ bầu ngực nếu bạn đang cho bú sữa mẹ trực tiếp hoặc thậm chí là từ bình sữa.
Nếu bạn đang cho bé bú sữa bột , chuẩn bị sữa bột không đúng cách (lượng sữa, cách pha sữa, …) có thể dẫn đến việc tăng cân chậm.
Vú của bạn không sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của em bé.
Lịch trình cho con bú sữa không phù hợp, dẫn đến em bé không bú được nhiều sữa.
Trẻ càng lớn thì nhu cầu về thức ăn càng gia tăng.
Nếu em bé bị bệnh (cúm, nhiễm trùng tai, …), cơ thể của bé có thể cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn để tự chữa lành.
Một cơn sốt nhẹ cũng có thể khiến em bé trở nên chán ăn và mệt mỏi.
Trẻ khóc nhiều, nhiệt độ không phù hợp (kéo dài), nôn trớ sữa thường xuyên, …có thể khiến em bé khó chịu, dẫn đến chán ăn, bỏ ăn, kết quả là trẻ sơ sinh chậm tăng cân.
Thức ăn dặm mới lạ, em bé chưa quen nên không chịu ăn.
Em bé có thể đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như : tiêu chảy, trào ngược thực quản Nếu người mẹ bị trầm cảm sau sinh hoặc quá bận rộn….
có thể làm giảm sự chú ý và quan tâm đối với em bé, kết quả là em bé không nhận được sự chăm sóc đầy đủ và tốt nhất.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân – Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi : Khi em bé còn nhỏ, tất cả nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ được đáp ứng đầy đủ với sữa mẹ hoặc sữa bột.
Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bé có thể bú khoảng 8-12 lần một ngày, khoảng 2-4 giờ một lần hoặc khi bé đang đói và có nhu cầu bú thêm.
Nếu bạn đang sử dụng sữa bột, bé có thể cần ăn 6-8 lần một ngày.
Do sữa bột tiêu hóa chậm hơn so với sữa mẹ.
Nếu em bé không bú đủ trong ngày, mẹ nên thức dậy vào ban đêm để cho con bú, đặc biệt là khi em bé đang tăng cân chậm hoặc bị sụt cân.
Vào thời điểm bé đã đạt đến khoảng 4 tháng, bạn sẽ bắt đầu cắt giảm số lần cho bé bú mỗi ngày.
Nếu bạn đang cho con bú, bây giờ em bé có thể bú 4-6 lần một ngày, thay vì 8-12.
Lượng sữa mà em bé tiêu thụ ở mỗi bữa ăn sẽ tăng lên.
Kiểm tra xem em bé có ngậm ti đúng hay không, công thức sữa bột, lịch trình bú sữa, ….
Quan sát biểu hiện mệt mỏi, sự khó chịu, triệu chứng bệnh, …ở em bé.
Xác định được nguyên nhân chính xác sẽ giúp bố mẹ thay đổi và giải quyết được vấn đề dễ dàng.
Khi bé được 4-6 tháng tuổi, bé nên tiêu thụ khoảng 28-45 ounce sữa bột mỗi ngày, và bạn có thể bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc.
Khi cho em bé làm quen với thức ăn đặc, bạn không nên cố gắng vội vàng.
Phải từ từ cho em bé tập làm quen với thức ăn mới.
Hãy tham khảo danh sách thức ăn dặm phù hợp với từng tháng tuổi sơ sinh, có trong sách hoặc kinh nghiệm từ các bà mẹ khác.
Nếu thức ăn không phù hợp, trẻ không ăn được, không tiêu hóa được, nôn chớ, dị ứng, đau bụng, ….
kết quả là trẻ sơ sinh chậm tăng cân.
Hy vọng rằng, qua bài viết này bố mẹ đã biết được những lý do trẻ sơ sinh chậm tăng cân và những cách khắc phục hiệu quả nhất.
.