Được rồi.
Sẵn sàng nghe trực tiếp chưa nào? Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Tôi là cao su, còn bạn là.
.
.
một trong những chính trị gia quyền lực nhất thế giới! Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Tôi là Chris Chappell.
Bạn nghỉ Lễ Lao Động có vui không? Ít ra cũng thuyết phục được họ rằng đây là thu hình trực tiếp.
Tôi dành cả ngày nghỉ đi mua kính Ray Ban hạ giá.
Nhưng khi cả nước Mỹ tận hưởng kỳ nghỉ cuối cùng trên bãi biển, Tổng thống Obama vẫn làm việc tận lực ở thượng đỉnh G20 tại thắng cảnh Hàng Châu, Trung Quốc.
Gọi là thắng cảnh vì ta có thể thực sự 'nhìn' được nó.
Không như các thành phố khác của Trung Quốc, nơi lượng khói mù được tính bằng ký.
Thật ra, chính quyền Hàng Châu gần đây đã đưa ra lời nhắc nhở đến du khách từ khắp Trung Quốc: không cần lo lắng, quả cầu lửa lớn trên trời kia chỉ là mặt trời thôi.
Tổng thống Obama ở Hàng Châu dự thượng đỉnh G20, hội nghị thường niên của nguyên thủ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố hội nghị thành công rực rỡ, minh chứng bằng một loạt ảnh chụp Tập Cận Bình bắt tay các nguyên thủ thế giới.
Tôi biết họ đang cố biến Tập Cận Bình trông thật quyền lực, nhưng tôi phải nói rằng, sau mỗi bức ảnh, ông ấy càng nhìn càng giống muốn đi vệ sinh.
Vì đó là Nhật Bản đấy.
Sự kiện này thành công là vì, trích lời Reuters, vì “hầu hết tránh được đối chất công khai.
” Mức tiêu chuẩn đặt ra khá thấp.
Chẳng khác nào nói Lễ Tạ Ơn năm nay thành công vì dì Marge không say bét nhè rồi đổ tội cậu Al khiến bà từ bỏ giấc mơ trở thành nghệ sĩ.
.
.
lần nữa.
Thành công của G20 là tin tốt đối với nhà chức trách Trung Quốc, những người tự khen mình có tài chỉnh trang đô thị Hàng Châu nhanh như điện xẹt.
Họ biến thành phố trông sạch sẽ, giàu đẹp và hài hòa.
Sạch sẽ, bằng cách đóng cửa hàng loạt nhà máy để giảm ô nhiễm; giàu đẹp, bằng cách ép hàng triệu công nhân nghèo nhập cư rời thành phố; và hài hòa bằng cách bắt giữ các nhà hoạt động nhân quyền.
Nhờ đó giải quyết trọn các vấn đề tồn đọng cơ bản.
Suy cho cùng, không nhìn thấy nghĩa là không tồn tại.
Đó cũng là cách tôi tiếp cận khoản tín dụng sinh viên của mình.
Nhiều người chắc cũng liên tưởng đến mình trong đó.
Sao Trung Quốc quá sốt sắng để hội nghị hoàn hảo đến vậy? Đăng cai những sự kiện quốc tế cấp cao là một phần nỗ lực hàng thập kỷ nay của họ nhằm tăng cường “quyền lực mềm.
” Không, “quyền lực mềm” không phải là người cuối cùng trụ được trong cuộc 'đấu gối.
' “Quyền lực mềm” nhằm gầy dựng một hình ảnh Trung Quốc tích cực giúp tăng cường tầm ảnh hưởng và sự tôn trọng trên vũ đài quốc tế.
Như khi Kayne West nói anh này sẽ không là kẻ đáng ghét nữa.
Ấy, đó là sản phẩm vệ sinh và lời khen đấy.
Nhưng chuyện không hoàn toàn êm đẹp như thế cho Trung Quốc.
Khi Tổng thống Obama đáp xuống Hàng Châu dự hội nghị G20, ông đã không thể rời khỏi máy bay, vì có người quên—mang thang ra.
Điều đó khiến chuyện giống như Trung Quốc khinh khi Mỹ, đương nhiên quan chức Trung Quốc phủ nhận.
Và tôi tin họ, vì quên cho hành khách xuống máy bay là chuyện thường ngày ở huyện.
Ở đây có ai từng bay đến Newark chưa? Nhưng này, Obama không thấy phiền hà gì, ông ấy xuống bằng cửa chuyển hàng máy bay.
“Sáu tháng nữa là tôi hết nhiệm kỳ.
Tôi không quá để tâm làm gì.
” Vậy là mọi chuyện ổn.
.
.
trừ chi tiết giới phóng viên Mỹ đến xem cảnh Obama xuống máy bay.
Họ bị nhà chức trách Trung Quốc ngăn lại.
Khi phóng viên phản đối, một quan chức Trung Quốc hét lên: “Đây là đất nước của chúng tôi, sân bay của chúng tôi.
” Rồi Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ nói, vậy à, sân bay các anh quá tệ.
Rồi Bộ An ninh Trung Quốc nói, mặt anh mới tệ.
Thế là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đồng thanh: “Tốt thôi, Trung Quốc, chúng tôi sẽ không ngồi cùng bàn tại G20 với anh nữa.
Đức và Pháp cũng không luôn.
” Tất nhiên đoạn cuối là đùa.
Chuyện không thể nào nực cười đến thế.
Cũng không có cơ quan chính phủ nào tham gia vào làm gì.
Thật ra, Chris– Tôi nghe đây Shelley? À, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ thực sự có phản hồi.
Họ viết trên Twitter: “Trung Quốc vẫn đẳng cấp như thế.
” Haha, trò này hay đấy.
Không đùa đâu, Chris.
Tôi có đoạn tweet đó ngay đây Wow.
Tôi thấy chính trị toàn cầu không khác gì trường trung học.
Quan chức Trung Quốc phản ứng thế nào? May thay Twitter bị cấm ở Trung Quốc.
Đúng vậy, không nhìn thấy nghĩa là không tồn tại.
Vấn đề là: có một số tranh cãi tại G20.
Trên thực tế, cuộc chiến ngoại giao đã truyền cảm hứng tờ Globe & Mail đăng bài viết về những rạn nứt đằng sau tham vọng quyền lực mềm của Trung Quốc.
Trung Quốc chi khoảng 10 tỉ đô mỗi năm cho chiến dịch tuyên truyền ra nước ngoài.
Nhưng Globe & Mail viết thế giới không còn quá ấn tượng về loại tuyên truyền đó.
Họ dẫn lời các chuyên gia về Trung Quốc ví Trung Quốc ngày nay với Nam Phi thời phân biệt chủng tộc.
Họ nói chính phủ Trung Quốc giờ còn tệ hơn cả 5 năm trước.
Theo bài báo, Trung Quốc 2016 quá khác Trung Quốc 2008, khi họ “khiến cả thế giới say mê trước tốc độ hiện đại hóa, kỹ năng của nhà quy hoạch, và năng lực cạnh tranh của vận động viên.
” Vâng, Trung Quốc 2008 đầy mộng mơ.
Nhưng rồi nó tăng cân, mọc râu và cứ hẹn hò với siêu mẫu chỉ bằng nửa tuổi mình, Nhưng đây là sự thật về Trung Quốc 2008.
Trung Quốc mà đáng ra khiến thế giới ngả mũ khâm phục.
Đây là cách chính phủ Trung Quốc chuẩn bị cho Thế Vận Hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh.
Họ cam kết thành phố sẽ sạch bóng, hiện đại và hài hòa.
Sạch bóng, bằng cách đóng cửa hàng loạt nhà máy để giảm ô nhiễm; hiện đại, bằng cách dỡ bỏ nửa triệu ngôi nhà và đuổi hơn một triệu người khỏi thành phố; và hài hòa, bằng cách bắt giữ các nhà hoạt động nhân quyền.
Nghe quen chứ? Này nhé, không phải chính quyền Trung Quốc đột ngột và bất ngờ trở nên tệ hơn.
Mọi thứ đã như thế từ rất lâu rồi.
Chỉ là lúc đó họ che giấu giỏi hơn, và hầu hết chúng ta đều không quá chú tâm.
Ý tôi là, lúc đó chúng ta còn chưa có Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, làm sao bạn biết được những sự thực này? Nên chuyện trông như thế, không nhìn thấy nghĩa là không tồn tại.
Nhưng tin tốt là giờ đây, càng ngày chúng ta càng có thể thấy rõ hơn.
Như không khí ở Bắc Kinh.
Vậy bạn nghĩ sao về thượng đỉnh G20 và nỗ lực bành trướng quyền lực mềm của Trung Quốc? Hãy để lại bình luận bên dưới.
Một lần nữa, tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại! Tập này được quay trực tiếp trước khán giả tại YouTube Space ở New York.
YouTube Space là một phim trường thiết lập, được YouTube cung cấp miễn phí cho những 'tác giả' như tôi.
Tôi biết, mới tuần trước tôi còn chỉ trích YouTube tác động đến video của tôi vì 'không thân thiện nhà quảng cáo.
' Tôi vẫn giữ nguyên lập trường đó.
Nhưng cũng phải nói, YouTube Space ở New York rất tuyệt.
Và họ đã hỗ trợ rất nhiệt tình.
Nhân viên của họ rất tận lực hỗ trợ buổi gặp gỡ và ghi hình trực tiếp này.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến phim trường Big Apple vì đã gửi hỗ trợ nhóm quay phim những người đã thực hiện công việc hoàn.
.
.
bạn hãy tự đánh giá.
Tôi muốn cảm ơn các bạn–khán giả và người ủng hộ tuyệt vời trên Patreon và đã giúp tôi đến được đây, cũng như hỗ trợ một đội ngũ thật sự tài năng.
Sự đóng góp của các bạn giúp kênh tiếp tục để chúng tôi có thể đưa chương trình lên một tầm cao mới.
.