Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này Trung Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên Và chuẩn bị cho chiến tranh, nếu cần.
Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Tôi là Chris Chapell.
Các bạn biết đấy, khi tôi nghe Triều Tiên thực hiện vụ thử tên lửa hạt nhân lần thứ tư vào tháng Giêng, tôi nghĩ giờ là lúc cực kỳ thích hợp để đến Hàn Quốc rồi! Đó là lý do tôi ở đây, nhìn qua biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
Với tình hình căng thẳng leo thang, nơi đây có thể trở thành một điểm nóng chiến tranh — và không chỉ giữa 2 quốc gia, mà đến tận 4 nước, gồm: Bắc Triều Tiên Hàn Quốc Trung Quốc và Mỹ.
Mối quan hệ giữa các nước này quá phức tạp, để có thể xoa dịu tình hình.
Mọi người biết rằng Bắc Triều Tiên được điều hành bởi một chế độ hà khắc, đầy áp bức.
Ý tôi là, hãy nhìn nó xem! Nghiêm túc đấy, nó ở ngay kia thôi.
Dù Bắc Triều Tiên được cho là có một quân đội khá đáng gờm, cũng không có nghĩa đó là đội quân hùng mạnh.
Người ta không hẳn muốn chế độ hiện tại của Bắc Triều Tiên sụp đổ.
Hãy tưởng tượng hàng triệu người tị nạn tràn qua biên giới, đổ vào Hàn Quốc hay Trung Quốc.
Nước nào sẽ đón nhận những con người mệt mỏi, nghèo khó, lộn xộn, đang khao khát hít thở bầu không khí tự do đó đây? Có lẽ chẳng nước nào cả.
Vậy nên nhiệm vụ quan trọng nhấtlà ngăn chặn Bắc Triều Tiên bắn thử vũ khí hạt nhân bất kỳ, trong khi cùng lúc hy vọng phép màu sẽ khiến nó tự chuyển đổi thành một nền dân chủ, bằng cách nào đó.
Người ta có thể gọi nó là Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên cơ mà.
Gì thế Shelley? Ồ.
Dẫu sao, mọi người đều đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Đặc biệt là khi Bắc Triều Tiên ngay sau vụ thử hạt nhân lại thực hiện phóng tên lửa tầm xa vào ngày 7/2, và ăn mừng nó theo kiểu đáng sợ nhất.
Trong bài xã luận này của kênh truyền thôngnhà nước Trung Quốc ưa thích của tôi, tờ Thời báo Hoàn cầu, tác giả nói rằng “[Trung Quốc] nên chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh.
.
.
Mặc dù khả năng chiến tranh xảy ra rất thấp, nhưng [Trung Quốc] nên ở trong trạng thái sẵn sàng 100%.
” Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ đang bàn về việc thiết lập một Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao (THAAD)tại Hàn Quốc.
Nó sẽ phóng tên lửa thế này, có khả năng bắn trúng tên lửa đạn đạocủa Bắc Triều Tiên trên không trung – bao gồm cả loại mang theo đầu đạn hạt nhân.
Trước đó, Hàn Quốc đã từ chối sử dụng hệ thống THAAD của quân đội Mỹ.
.
Điều gì đã khiến họ thay đổi suy nghĩ? Ồ.
Chắc chắn rồi.
Tuy nhiên Trung Quốc lại phản đối mạnh mẽ việc sử dụng THAAD.
Họ nói rằng nó đe dọa đến an ninh quốc gia Trung Quốc.
Điều này sẽ hợp lý nếu Trung Quốc cùng chiến tuyến với Bắc Triều Tiên trong một cuộc chiến chống lại Hàn Quốc và Mỹ như cách họ đã làm trong thời họ vẫn gọi là “Chiến tranh chống Mỹ xâm lược và hỗ trợ Triều Tiên.
” Nhưng chẳng ai muốn chiến tranh Triều Tiên lần thứ II xảy ra cả.
Hay Thế chiến thứ ba nữa.
Đó là lý do Mỹ muốn triển khai THAAD càng nhanh càng tốt.
Bởi vì chính phủ Mỹ và Hàn Quốc xem nó như một thứ vũ khí đánh chặn, và cũng là công cụ phòng thủ hữu ích nhưng hy vọng không bao giờ phải dùng tới.
Trung Quốc cũng hy vọng nó không bao giờ được sử dụng, bởi vì đó có thể là bước đầu tiên gây bất ổn cho Bắc Triều Tiên.
Không phải Trung Quốc thực sự thích Bắc Triều Tiên, nó chỉ đang tận hưởng quyền lực chính trị có được từ một nhà nước bất hảo.
Đó là nguyên nhân Đảng Cộng sản Trung Quốc đang vực dậy chế độ Bắc Triều Tiên bằng cách cho nó vũ khí và viện trợ.
Cho đến nay, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, với tổng đơn hàng trị giá hơn 5 tỷ đô la một năm.
Và Trung Quốc cũng là khe hở chính mà Bắc Triều Tiêndùng để lách các lệnh trừng phạt quốc tế.
Vì vậy, bằng việc đặt mình ở vị trí này, ĐCSTQ đang buộc phần còn lại của thế giới phải đến với mình để được trợ giúp.
Nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng.
Đầu tiên là, Bắc Triều Tiên đang ngày càng khiến Trung Quốc khó kiểm soát họ hơn.
Trung Quốc không thể ngăn chặn họ bắn tên lửa tầm xa, dù đã hết sức nỗ lực.
Để rồi giờ đây, các nước khác đang có những động tháicó thể gây phương hại đến Trung Quốc.
Ví dụ, Mỹ vừa thông qua các lệnh trừng phạt mới lên Bắc Triều Tiên, gồm cả biện pháp trừng phạt chống lại các công ty Trung Quốc làm ăn với Bắc Triều Tiên.
Cộng với đó là hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đã làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực, và hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc.
Nhưng toàn bộ việc thử nghiệm tên lửa, cho nổ vũ khí hạt nhân thực sự chỉ là một cách để Kim Jong-Un củng cố quyền lực bản thân.
Bởi vì vẻ ngoài trẻ trung của anh ta sẽ không thể kéo dài mãi được.
Vậy liệu sẽ có không chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên? Tôi không có ý định ở đây lâu chừng đó để tìm hiểu đâu.
Gì thế Matt? Chúng ta sẽ đến Bắc Triều Tiên là sao?! Còn tiếp.