Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, một bộ bách khoa toàn thư tuyệt đẹp, bọc da, “kiểm duyệt sẵn” có hấp dẫn bạn không? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chạm phải rắc rối lớn.
Không, tôi không nói về Bắc Triều Tiên.
Hay một nền kinh tế đang sa sút.
Hay vấn nạn trẻ nhỏ suốt ngày dán mắt vào điện thoại.
Tôi là đang nói về Wikipedia.
Wikipedia không ngờ lại từ chối xem xét các điều kiện xã hội độc nhất vô nhị của.
.
.
xã hội Trung Quốc.
Nói cách khác họ từ chối kiểm duyệt nội dung.
Nhà đồng sáng lập Wikipedia, Jimmy Wales cho biết ông thà để Wikipedia không có mặt tại Trung Quốc còn hơn là tuân thủ bất kỳ hình thức kiểm duyệt nào.
Ôi Jimmy, đúng là cầu được ước thấy.
Bởi khi doanh nghiệp phương Tây phiền phức từ chối tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt hà khắc, một chính quyền chuyên chế sẽ làm gì được chứ? Họ làm hàng nhái để dùng chứ gì nữa! Internet Trung Quốc không khác nào một bản sao kỳ lạ của Internet thế giới.
Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc có vài thứ không muốn để người dân nước mình biết, nên họ chặn rất nhiều trang web được phần còn lại của thế giới xem là chính thường.
Như Google, Facebook và Twitter.
Đừng lo.
Tự Trung Quốc có đủ phiên bản đã qua kiểm duyệt của các trang này.
Sau một thời gian dài chờ đợi, chính quyền Trung Quốc đang thai nghénphiên bản Wikipedia cây nhà là vườn, được đặt một cái tên đầy sáng tạo là “Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc.
” Sẽ chính thức ra mắt trong năm tới.
Bạn biết đấy, vấn đề của Wikipedia là nội dung của trang do người dùng xây dựng.
Người dân khắp thế giới tự tạo, biên tập, và tái biên tập các bài viết.
Nên ai cũng có thể đăng đủ thứ.
.
.
thông tin sai lệch về.
.
.
nào là quảng trường.
.
.
và thảm sát mà.
.
.
từng hoặc chưa từng xảy ra lên Wikipedia.
Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc giải quyết hoàn hảo bài toán này bởi chính phủ trực tiếp tuyển lựa “hơn 20, 000 học giả từ các trường đại học và viện nghiên cứu.
” Nên bạn có thể tự tin, rằng Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc thậm chí không cần phải qua kiểm duyệt nữa.
Vì nó đã được kiểm duyệt trước từ trong trứng! Cũng như các gói rau chân vịt rửa sạch sẵn được bày bán trong siêu thị.
Đợi đã.
.
.
tôi nghe đây Shelley? Về nhà vẫn phải rửa lại? Thật ư? Quay trở lại, Tổng biên tập Bách Khoa Toàn Thư kiểm duyệt sẵn, Dương Mục Chi, phát biểu trong một buổi họp tại Học viện Khoa học Trung Quốc như sau “Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc không phải một quyển sách, mà là một Vạn Lý Trường Thành văn hóa.
” Vâng, một Vạn Lý Trường Thành văn hóa sẽ giúp ngăn chặn những luồng nguy hiểm.
.
của thông tin.
Vậy tại sao Trung Quốc lại đầu tư nhiều nguồn lực đến vậy vào quyển Bách Khoa Toàn Thư này? “Cũng tại hội nghị, Dương Mục Chi nói Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép quốc tế và thấy cấp thiết phải có một bộ bách khoa toàn thư riêng để 'định hướng và dẫn dắt dư luận.
'” Bởi nếu có điều gì cộng đồng quốc tế luôn van nài Trung Quốc thực hiện, thì đó là định hướng và dẫn dắt dư luận cho tốt— bằng hình thức kiểm duyệt.
Wikipedia, năm nay vừa tròn 16— đừng lo, em vẫn chưa già đâu— chưa từng 'dễ thở' tại Trung Quốc.
Phiên bản tiếng Trung ra mắt năm 2004 và ngay lập tức gây khẩu chiến tưng bừng.
Đài Loan là một quốc gia ư? Người Hồng Kông mang quốc tịch gì? Đức Đạt Lai Lạt Ma là kẻ chống Chúa trời? Người dùng ở Đại Lục, Hồng Kông và Đài Loan mang cách nhìn rất khác nhau.
Và đây là vấn đề: Người ta thực sự xem các diễn đàn trên mạng Internet là nơi giúp mở rộng tầm hiểu biết.
Một người dùng Wikipedia 17 tuổi ở Thượng Hải chia sẻ với Thời báo New York rằng, “Em đã rất tức giận khi đọc được những cụm từ như 'Đài Loan' và 'Trung Hoa Dân Quốc'.
Nhưng sau nhiều trao đổi, em đã hiểu cách nghĩ của người dân Đài Loan, và thấy mình trở nên khoan dung hơn.
” Hoàn toàn chính xác là điều MÀ CẬU ẤY KHÔNG NÊN LÀM! Thanh niên Trung Quốc Đại Lục ngày nay thật là.
.
.
Người dùng ở Đại Lục không được tiếp cận Wikipedia liên tục.
Họ còn bị Vạn Lý Tường Lửa chặn truy cập các chủ đề như Đạt Lai Lạt Ma và Pháp Luân Công.
Rồi năm 2015 khi Jimmy Wales tham dự dự hội nghị Internet Thế Giới tại Trung Quốc.
Vâng, chính quyền Trung Quốc đăng cai tổ chức hội nghị Internet Thế Giới, mặc dù sở hữu mạng Internet kém tự do nhất thế giới.
Cũng như tôi chủ trì Dạ tiệc Nhà báo-Phóng viên Truyền thông Nhà nước thường niên của Cục quản lý Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình vậy.
Tập Cận Bình và bài diễn văn độc thoại lê thê hoàn toàn nổi bật nhất Dạ tiệc năm nay.
Trong bài phát biển tại hội nghị Internet, Jimmy Wales nói nhờ tiến bộ công nghệ trong tương lai, “Ý tưởng một chính phủ bất kỳ kiểm soát được thông tin mà người dân trong lãnh thổ của họ biết sẽ trở nên hoàn toàn lỗi thời và bất khả thi.
” Sau đó truyền thông Trung Quốc, um.
.
.
bẻ cong lời Jimmy nói.
.
.
thành ủng hộ kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc.
Vâng, họ thật sự sửa nó thành như thế.
Bạn biết không, Trung Hoa là quốc gia có lịch sử liên tục và dài nhất văn minh nhân loại, một phần vì người Trung Quốc luôn tôn kính lịch sử và văn hóa nước mình.
Có thể áp dụng một số ngoại lệ cận đại.
Bản Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc đầu tiên khởi phát vào cuối những năm 70s bởi một nhóm học giả theo chủ nghĩa lý tưởng.
Nhiều người trong số họ bị bức hại trong cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa, họ mong muốn “khai sáng tri thức và ý tưởng hiện đại cho quần chúng để thảm họa tương tự tránh lặp lại trong tương lai.
” Hàng trăm nhà khoa học, sử gia, nghệ sỹ, tác giả tham gia vào dự án này và năm 1993, bản đầu tiên dài 74 tập ra đời.
Nhưng không may cho những người tham gia, nỗ lực khai sáng tri thức cho quần chúng của họ gặp phải vài trở ngại.
Do được chính quyền Trung Quốc tài trợ toàn bộ kinh phí, “dẫn đến những sai sót và bóp méo vì mục đích chính trị.
” Nên khi người đứng đầu Tổ chức Wikipedia nói, “Nếu các chính phủ ép chúng tôi gỡ nội dung nào xuống, chúng tôi sẽ không làm.
Chúng tôi có công nghệ mã hóa cực mạnh, tức là nếu họ muốn chặn các trang của Wikipedia, họ phải chặn 'tất cả' hoặc 'không gì cả.
' Chúng tôi thấy hầu như mọi nơi trên thế giới đều chọn 'không gì cả.
'” Tôi không nghĩ họ sẵn sàng đối mặt Trung Quốc.
Vậy các bạn nghĩ gì về bộ bách khoa toàn thư Trung Quốc do nhà nước tài trợ? Hãy để lại bình luận bên dưới.
Một lần nữa tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.