Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, nếu Biển Đông thuộc sở hữu của Trung Quốc, thì Ấn Độ Dương hẳn nên thuộc về.
.
.
Trung Quốc! Đương nhiên rồi.
Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell.
Các bạn, tôi có tin tốt và tin xấu đây.
Tin tốt là Ấn Độ và Trung Quốc hẳn sẽ không bước vào cuộc đua tàu ngầm hạt nhân thời Chiến Tranh Lạnh.
Tin xấu là tình hình chắc sẽ tệ hơn thế nhiều.
Và hoá ra Hoa Kỳ lại bị kẹt ngay ở giữa.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất hành tinh.
Họ còn là đối thủ kinh tế, chia nhau đường biên giới tranh chấp dài nhất thế giới, và nhập khẩu vũ khí nhiều hơn mọi quốc gia bất kỳ khác.
Xảy ra chuyện gì được chứ? Bạn thấy đấy, chỉ vì Biển Đông rõ ràng thuộc về Trung Quốc, không có nghĩa Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ.
Một thuyền trưởng cao cấp của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã làm rất rõ điều đó.
Đó không phải là một lời đe doạ, đương nhiên rồi.
Nhưng giả sử, để lý luận thôi, nếu bạn thắc mắc Trung Quốc cần bao nhiêu tàu ngầm để phong toả Ấn Độ, thì câu trả lời là 10.
Không phải họ đã nghĩ về viễn cảnh này trước đó, nhưng đó sẽ là 10.
Và 18 căn cứ hải quân Trung Quốc đang xây dọc tuyến thương mại huyết mạch trọng điểm quanh Ấn Độ Dương sẽ không có phần trong kế hoạch phong toả mang tính giả thuyết này.
Ồ, còn tàu ngầm hạt nhân từng tuần tra quanh Vịnh Aden năm ngoái thì sao? Đừng lo.
Đó chỉ để săn cướp biển thôi mà.
Bởi vì tàu ngầm là lựa chọn tốt nhất làm việc đó.
Bạn cũng không nên lo về hai tàu ngầm Trung Quốc từng neo ở Pakistan năm ngoái.
Đúng vậy, Pakistan: đối thủ vũ khí hạt nhân của Ấn Độ.
Trung Quốc hẳn chỉ là đang phô trương nhằm đảm bảo thoả thuận xây 8 tàu ngầm họ vừa chốt định cuối năm ngoái.
Vậy mà vì vài lý do, Ấn Độ có vẻ lo lắng trước những lần ghé thăm gần đây của tàu ngầm Trung Quốc đến Ấn Độ Dương.
Như thể hành động tăng cường xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc “là nỗ lực vươn tay ra khỏi Biển Đông, để sau đó nhắm đến Ấn Độ Dương, ” tức là, “một trong những động thái mở trong nhiệmvụ thống trị quân sự và kinh tế toàn cầu của Trung Quốc.
” Thật buồn cười! Phải nói thêm, Ấn Độ và Mỹ khởi đầu tháng Năm bằng các cuộc đàm phán chiến tranh chống tàu ngầm.
Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ luôn cố giữ khoảng cách với Mỹ.
Nhưng những hoạt động tàu ngầm gần đây của Trung Quốc đã thay đổi điều đó.
Ấn Độ và Hoa Kỳ từng tiến hành tập trận chung quân sự trước đây, nhưng giờ đây họ còn đẩy mạnh nó hơn.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng cấp Ấn Độ ban hành một tuyên bố chung tuyên bố hai nước sẽ tăng cường quan hệ quân sự.
Có thể hiểu rằng Ấn Độ cuối cùng đã đồng ý cho quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự Ấn Độ.
Còn Hoa Kỳ, về phần mình, đồng ý cho Ấn Độ tiếp cận công nghệ vũ khí, như máy bay P-8, thợ săn tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ.
Nó rõ ràng có thể lùng tàu ngầm từ trên cao.
Những điều này nhằm giúp Ấn Độ thu hẹp khoảng cách quân sự với Trung Quốc.
Tin tôi đi, khoảng cách đó khá là lớn.
Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á, với 300 tàu lớn.
62 trong số này là tàu ngầm, 4 trong số 62 nàycó khả năng bắn tên lửa đạn đạo hạt nhân, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc năm rồi.
Ấn Độ có ít hơn nửa số tàu đó, tính cả một tàu ngầm hạt nhân, vốn đang thuê lại của Nga.
Cả hai quốc gia đều đang đối mặt nhiều mối nguy.
Trung Quốc và Ấn Độ thu hơn 40 phần trăm GDP từ thương mại quốc tế.
Nên hợp lý thôi nếu hai nước đều muốn bảo đảm tuyến đường thương mại biển đầy lợi nhuận.
Tuy nhiên Mỹ lại là nước dẫn đầu thế giới về chiến tranh chống tàu ngầm.
Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm nhờ từng trải qua tình huống tương tự với Liên Bang Xô Viết thời Chiến Tranh Lạnh.
Dù vậy có một sự khác biệt rất quan trọng ở đây.
Theo báo cáo này của viện Lowy Institute, mối đe dọa từ sự hủy diệt hạt nhân giữ cho căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô không leo thang.
Nhưng với Ấn Độ và Trung Quốc, số lượng tàu ngầm họ có quá ít và kỹ thuật không tiên tiến đủ để tự bản thân là một mối răn đe hạt nhân hiệu quả.
Nói cách khác, trong quá khứ, cả Mỹ và Xô Viết biết rằng nếu họ phát động tấn công hạt nhân trước, họ sẽ không đủ khả năng ngăn chặn bên kia phát động tấn công đáp trả.
Nhưng với Trung Quốc và Ấn Độ, bên nào cũng nghĩ họ có thể phát động tấn công hạt nhân và vẫn ngăn chặn thành công bên kia tấn công đáp trả.
Đây có thể là nguyên do khiến Ấn Độ và Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của tàu ngầm.
Nếu tính thêm cả Pakistan và Bắc Triều Tiên đang hết sức cố gắng sở hữu tàu ngầm hạt nhân, rồi sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, chà, ở đó xem chừng khá đông đúc rồi.
Nhưng không chịu thua kém trước khả-năng-phong-tỏa-khủng-khiếp đó, cuối năm nay, Ấn Độ, Hoa Kỳ, và Nhật, sẽ tiến hành tập trận chung gần Philippines.
Điều đó chắc chắn sẽ giảm bớt căng thẳng.
Nhưng đố bạn biết loại 'sub' nào khiến Đảng Cộng Sản Trung Quốc sợ nhất? Đó là 'subscribe' Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Vậy hãy bấm 'subscribe' ngay! Bạn có ý kiến gì về căng thẳng trên Ấn Độ Dương? Hãy bình luận bên dưới.
Cảm ơn đã theo dõi.
Một lần nữa tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.