hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Thời sự

Tây Tạng – Nóc nhà của thế giới | Khám phá Trung Quốc

3 years ago
in Thời sự
Tây Tạng – Nóc nhà của thế giới | Khám phá Trung Quốc

Xin chào, tôi là Alina Wang và tôi là Ben Hedges.

LIÊN QUAN

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Kế Hoạch Bá Chủ Toàn Cầu của Trung Quốc: Một Vành Đai, Một Con Đường | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Buôn Bán Xác Chết Và Chỉ Tiêu Hỏa Táng Ở Trung Quốc | Góc Nhìn Trung Quốc

Tuần này, chúng ta sẽ đến với những dãy núi cao tuyết phủ của Tây Tạng.

Khám phá lịch sử, giá trị tinh thần của Tây Tạng, cũng như mối liên hệ giữa Tây Tạng với Trung Quốc.

Mặc dù hiện nay Tây Tạng được coi là mộtphần lãnh thổ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hầu hết người Tây Tạng tin rằng họ có tự chủ hoặc độc lập toàn vẹn dân tộc.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, mặc dù không phải lúc nào cũng thuộc về vương triều Trung Hoa, Tây Tạng luôn có sự gắn kết chặt chẽ với Trung Quốc.

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng khám phá lịch sử Tây Tạng cùng Margaret Trey nhé.

Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Tây Tạng được mệnh danh là nóc nhà của thế giới.

Cao nguyên Tây Tạng chia cắt với Nepal và Ấn Độ bởi dãy Himalayas và chia cắt với Trung Hoa bởi dãy Côn Luân hùng vĩ.

Ông Ganden Thurman, giám đốctrung tâm Tây Tạng New York chia sẻ về hoàn cảnh đặc thù của vùng đất này.

“Trong quá khứ, Tây Tạng luôn luôn nhận sự bảo hộ, hoặc liên minh với những thế lực hùng mạnh bên ngoài.

Nhờ đó, họ không cần có lực lượng cảnh sát hùng hậu Họ thường quen với việc thi hànhluật pháp của các dân tộc khác.

Họ cũng không cần chính phủ trung ương hùng mạnh bởi vì đã có một chính phủ hùngmạnh khác ở đâu đó nào đó bên họ rồi.

Bởi thế, họ chỉ việc quản lý hành chính cùng với các cơ quan tôn giáo và cách thức này vận hành khá ổn.

Tư liệu lịch sử ghi nhận mối liên hệ chặt chẽđầu tiên giữa Trung Quốc và Tây Tạng xảy ra vào năm 640 sau Công Nguyên.

Khi đó, Quốc vương Tây Tạng là Tùng Tán Cán Bố kết hôn với Công chúa Văn Thành – cháu gái của Hoàng đế Trung Hoa Đường Thái Tông.

Cuộc hôn nhân này đã kết nối hai nền văn hóa, và thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Đời nhà Nguyên từ năm 1271 đến 1368, mối liên hệ giữa Tây Tạng và Trung Quốc lại càng trở nên phức tạp, khi mà Đế chế Mông Cổ xâm chiếm Tây Tạng, và sau đó là Trung Quốc.

“Hậu quả của việc bị thôn tính, là hệ thống vua chúa và hoàng tộc của Tây Tạng bị tước đoạt, trật tự xã hội thay đổi đột ngột Vì một lý do nào đó mà người Mông Cổ lại quyết định chọn Phật Giáo Tây Tạng làm quốc giáo của họ.

Thế là người Tây Tạng nghiễm nhiên trở thành những sứ giả của Thần trong đế chế Mông Cổ.

” Người Mông Cổ đã đem đến những thay đổi lâu dài trong lịch sử Tây Tạng.

Người Mông Cổ còn thay đổi một điều nữa, đó là họ đã trao quyền quản lý mảnh đất này cho các tăng sĩ tôn giáo.

Nói cách khác, họ để các tăng sĩ tôn giáo phụ trách lãnh thổ Tây Tạng trong lòng đế chế Mông Cổ.

Và vì nhiều lý do khác nhau, ngườiTây Tạng vẫn ít nhiều gìn giữ hệ thống này trong các giai đoạn thời gian khác nhau.

Tây Tạng trở thành một trong 13 tỉnh có nguồn gốc Mông Cổ ở Trung Quốc và người Tây Tạng có đượcảnh hưởng to lớn trong triều đình.

Khi nhà Nguyên sụp đổ, Tây Tạng giành lại nền độc lập.

Trong khoảng thời gian này, người lãnh đạo tinh thầncủa Tây Tạng được phong danh hiệu “Đạt Lai Lạt Ma”.

Tiếp đó, đến triều nhà Minh, Trung Quốclại thiết lập quyền thống trị lên Tây Tạng.

Tuy nhiên, Tây Tạng vẫn có khá nhiều tự chủ.

Sau đó, triều đại nhà Thanh áp đặt nhữngquy tắc, quy chế gắt gao hơn lên Tây Tạng.

Năm 1913, sau khi nhà Thanh sụp đổ, Tây Tạng trải qua một giai đoạn độc lập ngắn ngủi cho tới năm 1950 khi quân Cộng sảnTrung Quốc xâm lược vùng đất này.

Trong hơn sáu thập niên, người dân Tây Tạng đã phải chịu đựng những chính sách tàn bạo của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày nay, người Tây Tạng ở trong và ngoài nước đang vận động vì một Tây Tạng tự do.

“Người Tây Tạng chúng tôi chỉ muốn những quyền cơ bản của con người [Mất] tự do tín ngưỡng, đây là điều khiến chúng tôi đau lòng nhất.

Họ muốn được làm người Tây Tạng trên chính quê hương của mình.

Họ muốn cử hành những nghi lễ, văn hóa và ngôn ngữ của Tây Tạng nhưng Trung Quốc đang ngăn cản điều ấy.

” Tôn giáo giữ vị trí to lớn trong cuộc sống của người Tây Tạng, và trong nhiều thế kỉ, lãnh tụ tinh thần cao nhất củangười Tây Tạng được phong danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma.

Bây giờ, chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn câuchuyện đằng sau người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng.

Ngài là một trong những lãnh tụ tinh thầnnổi tiếng nhất thế giới của thế kỉ 20 và 21.

Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại là đời thứ 14 trong dòng lịch sử bắt nguồn từ những năm 1300.

“Đạt Lai” có nghĩa là “đại dương”ngầm chỉ trí huệ bao la như biển cả.

“Lạt Ma” có nghĩa là “vị thầy”.

Người Tây Tạng tin rằng các vị Đạt Lai Lạt Malà hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm.

Khi vị Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm già đi, người ta bắt đầu tìm kiếm cho lần tái sinh tiếp sau.

Kể từ Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 vào thế kỉ 17 trở về sau, các vị Đạt Lai Lạt Ma trở thành người lãnh đạocả về chính trị lẫn tinh thần của Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 xây dựng cung điện Potala, một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất Tây Tạng.

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tạiđã buộc phải sống lưu vong kể từ năm 1959.

Hiện nay, Ngài đang sống ở Exile, Drahamshala tại miền Bắc Ấn Độ.

Người ta thường biết đến Đức Đại Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, như là đại diện của cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền của người Tây Tạng.

Vào năm 1989, Ngài đoạt giải Nobel Hòa Bình nhờ câu nói bất hủ: “bền bỉ chống lại các hành vi bạo lực” và bởi cuộc đấu tranh giành lại tự do của dân tộc Ngài.

Vào năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma giã từ chính trị kết thúc truyền thống lãnh đạo chính trịvà tinh thần trong suốt 370 năm của Tây Tạng.

Theo truyền thống tái sinh, vị Đạt Lai Lạt Mahiện tại sẽ chọn người kế vị mình.

Nhưng năm 1995, khi Ngài chọn mộtđứa bé làm Ban Thiền Lạt Ma mới, chính quyền Trung Quốc đã nhận nuôi đứa bé, sau đó đứa bé biến mất [một cách khó hiểu].

Chế độ Trung Quốc chỉ định một vị Ban Thiền Lạt Ma khác thay thế, và giờ đây người ta không rõ rốt cuộcai sẽ trở thành Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo.

Tuần qua, một cuộc triễn lãm các tác phẩm Tây Tạng đã diễn ra tại Trung tâm Tây Tạng ở New York.

Ben, anh đã đi xem có phải không? Đúng vậy, Alina, và tôi đã có cơ hội nói chuyện về cuộc triển lãm với ông Ganden Thurman, giám đốc điều hành của trung tâm Tây Tạng tại Mỹ.

Tại Trung tâm Tây Tạng ở thành phố New York, các tranh ảnh và hiện vật của một thời kì độc lập trong lịch sử Tây Tạng nửa đầu thế kỉ 20 đã được trưng bày trong một cuộc triển lãm hiếm hoi.

“Cuộc triển lãm này kỉ niệm 100 năm Tây Tạng tuyên bố độc lập khỏi triều đình Mãn Châu vào thời điểm nhà Thanh vừa mới sụp đổ.

Tôi nghĩ là vào năm 1911.

Cũng như Mông Cổ và các dân tộc khác, người Tây Tạng đã tuyên bố độc lập vào năm 1913.

” Từng là một phần của Trung Quốc thời nhà Thanh, Tây Tạng đã nỗ lực trở thành một quốc gia độc lập.

“Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 là một nhân vật quan trọng.

Ngài am hiểu nhiều điều.

Ngài hiểu rằng người Tây Tạng cần một quốc kì lớn, cần một chính quyền trung ương hùng mạnh và cần một quân đội đem lá cờ ấy đến biên cương và thậm chí là xa hơn nữa nếu điều đó là cần thiết như mọi quốc gia khác vẫn làm.

” Trong cuộc triển lãm, tiền giấy, tiền xu, tem bưu chính và giấy thông hành của thời kì đó là các ví dụ về ngôn ngữ viết Tây Tạng.

Ngôn ngữ Tây Tạng là một nhánh của cây ngôn ngữ Ấn-Âu trong nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ Họ sử dụng văn bản với kí tự tiếng Phạn.

Họ dùng từ ngữ, chứ không dùng chữ tượng hình như người Trung Quốc.

” Bức hình này đánh dấu cuộc thám hiểmđỉnh Everest lần đầu tiên của người Anh Ngồi bên trái là nhà leo núi trứ danh George Mallory.

Bức hình cho thấy ảnh hưởng to lớn của Phật Giáo ở Tây Tạng thời điểm ấy.

“Người ta biết đến Tây Tạng với tư cách là một nền văn hóa tập trung vào các mục tiêu tín ngưỡng, các mục tiêu đặc biệt.

Ước tính có khoảng 20% nam giới Tây Tạng là những nhà sư trong các tu viện.

Đâu đó, có tới 6000 tu viện?” Tuy nhiên, giai đoạn độc lập này chẳng kéo dài lâu.

“Thực tế là, họ chỉ độc lập vỏn vẹn từ 1913 đến 1950, cho tới khi quân đội Giải phóng Nhândân Trung Quốc xâm lược Tây Tạng.

Cuộc xâm lược Tây Tạng là một hành vi mờ ám Quân đội Cộng sản Trung Quốc đã nhắm vào Tây Tạngđể chi trả cho cuộc cách mạng Cộng sản ở Trung Quốc.

” Kể từ khi Cộng sản Trung Quốc xâm lược Tây Tạng, nhiều tu viện đã bị phá hủy rất nhiều bảo vật và tác phẩm đã bị đánh cắp hoặc biến mất.

Ngày nay, người Tây Tạng bị đàn áp tới mức họ có thể bị bỏ tù chỉ vì vẫy cờ Tây Tạng.

Dẫu vậy, ông Thurman vẫn tin rằng văn hóa Tây Tạng sẽ hưng thịnh trở lại trong một Trung Quốc tự do trong tương lai.

“Họ có sức nhẫn chịu cực tốt.

Họ biết cực rõ mình là ai.

Họ biết đặc trưng của dân tộc mình.

Và cuộc triển lãm chỉ có mục đích gợi nhắc lại những sự thật lịch sử về Tây Tạng.

” Triển lãm “Tây Tạng Độc Lập” sẽ diễn ra tới hết ngày 7 tháng 3 tại Trung Tâm Tây Tạng ở Manhatan, New York.

Kể từ khi chế độ Cộng sản Trung Quốc chiếm quyền cai trị Tây Tạng, người Tây Tạng vẫn luôn nỗ lực giành lại nền độc lập của mình, đáng ghi nhận nhất là cuộc nổi dậy năm 1959.

Vào mùng 10 tháng 3 năm 1959, một cuộcnổi dậy bắt đầu ở Lhasa, thủ đô Tây Tạng.

Lo sợ chính quyền Trung Quốc sẽ bắt cóc Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần của mình Hàng ngàn người Tây Tạng đã bao vây cung điện Potala để ngăn không cho đức Đạt Lai Lạt Ma rời khỏi, tránh cho Ngài bị bắt đi.

Cuộc nổi dậy này châm ngòi cho một cuộc đụng độ giữa người Tây Tạng và quân đội Cộng sản Trung Quốc, khiến cho đức Đạt Lai Lạt Ma phải lưu vong tới Ấn Độ.

Tại Ấn Độ, ngài đã thành lập chính phủ Tây Tạng ở Exile.

Nhiều cuộc biểu tình kêu gọi độc lập đã diễn ra vào cuối những năm 1980, với quy mô lớn nhất vào năm 1989 nhân dịp kỉ niệm 30 năm cuộc nổi dậy 1959.

Lực lượng an ninh Trung Quốc tuyên bố áp dụng luật quân sự và đuổi tất cả phóng viênnước ngoài ra khỏi Tây Tạng.

Đến năm 2008, một loạt các cuộc phản đối khác lại nổ ra ở thủ đô Lhasa và các vùng khác ở Tây Tạng trong suốt lễ kỉ niệm hàng năm của sự kiện 1959.

Ban đầu, các nhà sư xuống đường kêu gọi quyền tự do tín ngưỡng.

Nhưng bạo động đã leo thang, dẫn đến đốt phá, nổi loạn, cướp bóc và giết chóc.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đổ tội cho Đạt Lai Lạt Ma đã dàn dựng vụ việc này.

Kể từ năm 2009, nhiều người Tây Tạng đã phải tự thiêu để phản đối chính quyền Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 13 tháng 2 tuần trước, một người đàn ông ở Kathmandu, thủ đô Nepal, đã trở thành người Tây Tạng thứ 100 tự thiêu phản đối sự áp bức của chính quyền Trung Quốc.

Cùng ngày, những người biểu tình Tây Tạng ở New York đã xếp hàng trước lối vào Phái Đoàn Thường Trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc để nâng cao nhận thức về cuộc đấu tranh ở Tây Tạng.

“Đây là điều mà người Tây Tạng ở Tây Tạng đòi hỏi: Tự do, độc lập.

Mới hôm nay, tôi nghe tin đã có 100 vụ tự thiêu.

Hôm nay, tôi nghe tin về vụ tự thiêu ở Nepal.

Một lần nữa, những người này đã hi sinh cả sinh mệnh của mình cho tự do, cho sự trở lại của đức Đạt Lai Lạt Ma, và cho nền độc lập.

” “Tây Tạng bây giờ không phải là một nơi thích hợp cho bất kì ai sinh sống, đặc biệt là người Tây Tạng.

Cuộc đàn áp của Trung Quốc thực sự khắc nghiệt.

Họ không có bất kì quyền con người nào cả, tự do tín ngưỡng hay tự dogì gì đó như người ta vẫn nói.

Tự do mà các bạn có ở các nước văn minhngười Tây Tạng chúng tôi chẳng hề có.

Trên tất cả là, bạn phải sống dưới sự áp bức nghẹt thở của chính quyền Trung Quốc.

Và đây không phải là điều gì mới mẻ, nó đã xảy ra từ lâu rồi.

” Phong trào Tây Tạng Tự Do đã thu hútnhiều nhân vật quan trọng phương Tây, trong đó có diễn viên điện ảnh Hollyhood Richard Gere “Tinh thần hi sinh chỉ có ở những người cực kì cao thượng nơi đây, nhưng nó có mặt khắp nơi ở Tây Tạng.

” Diễn viên Johanna Lumly, và Hoàng tử Anh Charles người đã tẩy chay màn khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh vì tình trạng nhân quyền ở Tây Tạngvà các vùng khác ở Trung Quốc.

Vâng, đây là những thông tin cho tuần này.

Chúng tôi sẽ trở lại vào thứ 6 tới.

Từ giờ đến lúc đó, đừng quên bạn có thểxem tất cả các video của chúng tôi trên youtube và những tin tức mới nhất về Trung Quốc trên ntd.

tv.

Hẹn gặp lại!.

Related Posts

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

by Hàng hoá và công luận
January 4, 2022
0
0

Các trận đấu EPL sẽ diễn ra dày đặc và nhanh chóng trong vài tuần tới. Người hâm mộ xem...

Kế Hoạch Bá Chủ Toàn Cầu của Trung Quốc: Một Vành Đai, Một Con Đường | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Kế Hoạch Bá Chủ Toàn Cầu của Trung Quốc: Một Vành Đai, Một Con Đường | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

by
June 23, 2020
0
0

Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, kế hoạch mật thâu tóm thế giới của Trung Quốc! Tôi nghe đây...

Buôn Bán Xác Chết Và Chỉ Tiêu Hỏa Táng Ở Trung Quốc | Góc Nhìn Trung Quốc

Buôn Bán Xác Chết Và Chỉ Tiêu Hỏa Táng Ở Trung Quốc | Góc Nhìn Trung Quốc

by
June 23, 2020
0
0

Chào mừng các bạn đến với chương trình Góc nhìn Trung Quốc tôi là Ben Trong chương trình những câu...

Đây Có Lẽ Là Hồi Kết Của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Đây Có Lẽ Là Hồi Kết Của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

by
June 23, 2020
0
0

Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ NÀY... Chris, đây là kịch bản mới....

Trung Quốc vạch trần vấn đề Nhân Quyền của Mỹ | Trung Quốc không kiểm duyệt

Trung Quốc vạch trần vấn đề Nhân Quyền của Mỹ | Trung Quốc không kiểm duyệt

by
June 23, 2020
0
0

Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Trung Quốc không kiểm duyệt Hoa Kỳ. Chào mừng đến với Trung Quốc...

Next Post
Chris Chappell Phỏng Vấn Đặc Biệt: Ông Tập Cận Bình! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Chris Chappell Phỏng Vấn Đặc Biệt: Ông Tập Cận Bình! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

Bí Mật Trong Trại Cải Tạo Ở Trung Quốc

Bí Mật Trong Trại Cải Tạo Ở Trung Quốc

RECOMMENDED

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

January 4, 2022
0
Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

December 14, 2021
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)