Chuột được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đến nỗi ngày nay các giống chuột thí nghiệm thì được nhân giống và nuôi trong các “lò” cung cấp chuyên nghiệp, được bày bán online và cam kết.
.
.
giao hàng trong ngày hôm sau tạo sự tiện lợi chưa từng có cho các nhà khoa học.
Trong cộng đồng khoa học, bộ gặm nhấm là đối tượng thí nghiệm phổ biến nhất.
Có đến 95% các nghiên cứu trên động vật ở Mỹ được thực hiện trên loài gặm nhấm.
Còn ở châu Âu, con số này là 79% .
Nếu như ở thế kỷ 19, các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học sử dụng đa dạng các loài động vật khác nhau như là cừu, gấu, mèo, bồ câu cho đến ếch, nhái, chim, ngựa – thì giai đoạn đầu của thế kỷ 20 chứng kiến sự sàng lọc các loài vật thí nghiệm .
Các loài vật thí nghiệm ở thế kỷ 20 phải là loài mang tính đại diện và chuẩn hóa hơn: đó là phải dễ nuôi, dễ sinh sản, và có bộ gen dễ can thiệp , dễ chỉnh sửa để phục vụ mục đích riêng cho từng nghiên cứu.
Vậy Tại sao chuột lại được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm đến thế? Các nhà khoa học sử dụng chuột để nghiên cứu vì nhiều lý do.
Đầu tiên đó là sự tiện lợi con chuột thì nhỏ, dễ nuôi và thích nghi tốt với môi trường xung quanh.
kích thước nhỏ của chuột giúp cho việc nuôi nhốt chúng tại phòng thí nghiệm đơn giản và ít tốn kém hơn hẳn các loài khác Một chú chuột thí nghiệm có giá khoảng 5 USD và chỉ tốn 1/10 số tiền đó để nuôi mỗi ngày.
Các trại nhân giống chuột thí nghiệm chuyên nghiệp còn có khả năng tạo ra những phiên bản vô tính giống hệt nhau của một chú chuột giúp cho việc mô phỏng, kiểm chứng một nghiên cứu trước đó hoặc hợp tác giữa các phòng thí nghiệm trở nên dễ dàng Những năm 1950 và 1960, Chính phủ Mỹ công bố khoản viện trợ khổng lồ dành cho các nghiên cứu y tế với mục tiêu xóa sổ dịch bệnh truyền nhiễm và tìm ra thuốc chữa ung thư.
Ngân sách có hạn mà đề tài thì nhiều, một trong những giải pháp cắt giảm chi phí nghiên cứu đó là sử dụng một loài vật có khả năng được chuẩn hóa bằng phương pháp nhân giống đại trà tại các cơ sở do nhà nước quản lý sau đó phân phối đi khắp các phòng thí nghiệm trên cả nước để sử dụng cho mọi nghiên cứu, thí nghiệm.
Và loài vật đó là chuột.
Các “nhà máy” sản xuất chuột mọc lên như nấm, và chuột bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thuốc ung thư thí nghiệm phơi nhiễm phóng xạ, trong các nghiên cứu về độc học và tâm lý học hành vi, hay thậm chí là các thủ tục y tế thông thường.
Khi chưa có các phương pháp thử thai tiến bộ như bây giờ, người ta kiểm tra bằng cách lấy mẫu nước tiểu tiêm vào chuột cái và theo dõi quá trình rụng trứng ở chuột để biết chủ nhân của mẫu nước tiểu có đang mang thai hay không.
Con chuột thì cũng sinh sản nhanh chóng và có tuổi thọ ngắn từ hai đến ba năm Một năm chuột bằng khoảng 30 năm của con người.
Vì vậy các nhà khoa học có thể quan sát một vài thế hệ chuột trong một khoảng thời gian tương đối ngắn để có thể dễ dàng đo lường tác động của lão hóa.
Các loài gặm nhấm điển hình là chuột thì cũng thường ôn hòa và ngoan ngoãn giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng thao tác khi thí nghiệm.
Hầu hết những con chuột được sử dụng trong các thí nghiệm y tế đều được lai tạo để chúng gần như giống hệt nhau về mặt di truyền Điều này giúp làm cho kết quả của các thử nghiệm y tế sẽ thống nhất hơn.
Một lý do khác khiến loài chuột được sử dụng làm mô hình trong thí nghiệm y tế là do đặc điểm di truyền, sinh học và hành vi của chúng gần giống với con người.
Nhiều triệu chứng của tình trạng con người có thể được sao chép ở chuột.
Bộ gen của chuột đã được các nhà khoa học giải mã vào năm 2002 Bộ gen của chuột rất giống với bộ gen của chúng ta khiến cho các nghiên cứu di truyền ở chuột đặc biệt hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh ở người.
Chuột cực kỳ hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh phức tạp, chẳng hạn như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp vì nhiều gen chịu trách nhiệm cho các bệnh này được chia sẻ giữa chuột và người.
Các nhà nghiên cứu cũng tương đối dễ dàng để thao tác trên bộ gen chuột thí dụ, thêm hoặc loại bỏ một gen để hiểu rõ hơn vai trò của nó trong cơ thể.
Tắt gen ở một số con chuột và giữ nó ở những con khác, các nhà khoa học có thể tìm ra cách mà gen có thể gây ra bệnh ở người Điều này cung cấp một công cụ mạnh mẽ để mô hình hóa các bệnh cụ thể khi một gen đột biến có vai trò trong một căn bệnh nào đó.
Chuột biến đổi gen cũng có thể được lai tạo với DNA ngoại lai bổ sung Đó là một cách rất hiệu quả để mô hình hóa các bệnh cụ thể ảnh hưởng đến con người và nghiên cứu các chức năng di truyền.
Chuột tốt hơn nhiều so với ruồi giấm hoặc giun để nghiên cứu các hệ thống sinh học phức tạp được tìm thấy ở người chẳng hạn như miễn dịch, nội tiết, hệ thống thần kinh, tim mạch và xương.
Giống như con người, chuột phát triển các bệnh ảnh hưởng đến các hệ thống này, bao gồm cả ung thư và bệnh tiểu đường.
Chuột suy giảm miễn dịch (chuột không có hệ thống miễn dịch hoạt động đầy đủ) cũng có thể được sử dụng làm vật chủ để phát triển cả mô người bình thường và bệnh.
Đây đã là một công cụ hữu ích trong nghiên cứu bệnh ung thư và AIDS.
Chuột cũng không thuộc diện được bảo vệ bởi luật pháp về quyền động vật một cách nghiêm ngặt như một số động vật to lớn hơn như khỉ, chó, hay mèo, điều này giúp tránh được các phiền phức về mặt pháp lý trong nghiên cứu Từ một vật thí nghiệm như bao vật thí nghiệm khác, chuột đã trở thành công cụ thiên biến vạn hóa trong tay các nhà khoa học góp phần không nhỏ trong việc tìm hiểu các cơ chế sinh học ở người Con chuột là một trong những mẫu vật thí nghiệm quan trọng nhất trong nghiên cứu bệnh ở người Nói chung, các nghiên cứu với loài chuột giải quyết mọi thứ, từ thần kinh và tâm lý đến thuốc và bệnh tật Các nhà nghiên cứu đã cấy thiết bị điện tử vào não chuột để kiểm soát chuyển động của chúng, và gửi chuột đi khắp mọi nơi NASA thậm chí còn đưa chuột lên phòng thí nghiệm trên Trạm vũ trụ quốc tế để làm thí nghiệm về trọng lực.
Người ta thống kê có 30 công trình nghiên cứu sử dụng chuột làm thí nghiệm đã được trao giải Nobel.
Với tư cách là con vật thí nghiệm phổ biến nhất, chuột đã giúp con người đạt được rất nhiều thành tựu khoa học những gì mà loài động vật này trải qua hàng ngày trong phòng thí nghiệm thì phần lớn không mấy người trong chúng ta biết.
Không phải cứ ai muốn là có thể dùng chuột trong thí nghiệm.
Các nhà khoa học phải được tập huấn về đạo đức và quy tắc đối xử với động vật rồi mới được phép “làm việc” với chúng trong phòng thí nghiệm.
Quy tắc đối xử khác nhau tùy quốc gia.
Tại Canada và châu Âu, các nhà khoa học phải chịu sự giám sát của một cơ quan quản lý quốc gia còn ở Mỹ họ phải tuân thủ quy định riêng của từng tổ chức và hướng dẫn chung của Viện Y tế quốc gia.
Phần lớn các trường đại học đều mở khóa tập huấn về cách đối xử với chuột nhằm giảm thiểu sự căng thẳng và đau đớn cho chúng trong quá trình thí nghiệm.
Quy trình áp dụng được cập nhật hàng năm cho phù hợp với thực tế hiểu biết của con người về loài chuột Sau khi một nghiên cứu nói rằng “xách chuột bằng đuôi khiến chúng sợ hãi” các nhà nghiên cứu đã thay đổi phương pháp bằng cách dụ chuột đi qua một đường ống dẫn hoặc khum hai bàn tay để đưa chúng vào nơi thực hiện thí nghiệm Rất thú vị là, các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới hiện nay đều đã cấm xách chuột bằng đuôi.
Để thực hiện thí nghiệm với chuột, các nhà khoa học phải nộp đơn đăng ký giải thích chi tiết tại sao công trình của họ lại cần sử dụng động vật.
Đơn đăng ký được xem xét dựa trên ba nguyên tắc Hạn chế số lượng động vật được sử dụng, thay thế sử dụng động vật nếu có thể và cải tiến thí nghiệm để nâng cao phúc lợi động vật Dù chuột dành cho thí nghiệm có gen khác với chuột hoang dã, nhưng chúng vẫn có nhiều bản năng tương tự.
Thông thường, trong các phòng thí nghiệm, chuột được nhốt chung với số lượng vài con giống nhau trong những cái lồng có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn hộp giấy Mặc dù nhốt chung để chuột có bầu bạn thỏa mãn nhu cầu bầy đàn nhưng phần lớn phòng thí nghiệm đều thiếu các vật dụng làm đa dạng hóa môi trường sống.
Sống trong lồng khiến chuột không thể có các hành vi tự nhiên như đào lỗ, trèo hoặc đứng thẳng.
Giảm nhu cầu tự nhiên có thể khiến chuột căng thẳng thần kinh và ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần dựa vào bản chất của chuột khi thiết kế môi trường thí nghiệm để có kết quả tốt nhất Trên hành trình sử dụng chuột để hiểu thêm về loài người, nghiên cứu chuột để chữa bệnh cho con người thì việc cố tình thay đổi hoặc đi ngược lại đặc tính sinh học của chuột sẽ dẫn đến thất bại hoặc hiệu quả không được như mong muốn.
Ngoài ra, quá trình chuyển thí nghiệm từ chuột sang người cũng được thực hiện hết sức thận trọng.
Song song với nghiên cứu lý thuyết, các nhà khoa học còn phải thử nghiệm lâm sàng dược liệu mới trên hai nhóm động vật khác nữa đó là nhóm có kích thước cơ thể nhỏ bằng chuột và nhóm có kích thước và đặc tính giống người (như lợn, chó hoặc khỉ), sau đó mới được thử nghiệm trên người.
Theo các nhà sản xuất và nghiên cứu dược phẩm Mỹ cứ 250 hợp chất được thử nghiệm trên động vật thì chỉ có một hợp chất được chuyển sang giai đoạn thử nghiệm trên người Để loại thuốc đó được cấp phép thì toàn bộ quá trình phải mất từ 10 đến 15 năm Điều oái oăm là dù mất nhiều thời gian như vậy nhưng nhiều loại thuốc và quy trình có tác dụng trên chuột nhưng lại không có tác dụng trên người.
Dù thí nghiệm có thành công hay thất bại thì có một điều chắc chắn xảy ra Chuột sẽ bị “kết liễu cuộc sống” sau khi thực hiện xong thí nghiệm Ước tính có 100 triệu con chuột “hy sinh” hằng năm trong các phòng thí nghiệm ở Mỹ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
.