Chào mừng các bạn đã đến với Kênh Mẹ yêu con Các bạn đừng quên nhấp vào nút Đăng ký trên màn hình để cập nhật video mới nhất từ Kênh nhé.
Video trước add đã chia sẽ cho các bạn về 6 TÁC DỤNG CỦA CHÈ VẰNG gồm các Nội dung như: Trị viêm nhiễm, làm nước tắm, chữa đau khớp, ….
Tiếp theo, video này add sẽ giới thiệu cho các bạn về TRẺ NGỦ HAY GIẬT MÌNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Gồm những nội dung như: Tại sao trẻ ngủ hay giật mình, Các loại phản xạ sơ sinh, , … để tìm hiểu chi tiết thì add mời các bạn cùng đón xem video này nhé! Trẻ ngủ hay giật mình là điều hoàn toàn phổ biến và bình thường, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Tại sao trẻ ngủ hay giật mình? Một đứa trẻ đang ngủ có thể bị giật mình bởi một tiếng động lớn, một chuyển động bất ngờ hoặc trẻ cảm thấy như thể đang bị rơi xuống (mơ ngủ).
Trẻ co giật một hoặc nhiều lần như vậy một lúc, trẻ đột nhiên dang rộng cánh tay hoặc chân của mình, cong lưng và lặp lại như vậy lần nữa, hoặc những phản ứng khác tương tự như vậy.
Trẻ thường không khóc khi có những phản ứng co giật như vậy.
Đây được gọi là phản xạ Moro – phản xạ giật mình, nó hoàn toàn là bình thường và phổ biến đối với trẻ sơ sinh.
Bố mẹ có thể yên tâm, nó không gây hại gì cả và sẽ dần tự biến mất sau vài tháng.
Các loại phản xạ sơ sinh Ngoài phản xạ co giật, tất cả các em bé đều được sinh ra với một số phản xạ nhất định khác nữa, chẳng hạn như : mút, cầm nắm, khóc, bước đi, …Nó là cần thiết để giúp trẻ thích nghi và sinh tồn trong một thế giới mới (khác với trong bụng mẹ).
1.
Dụi Nếu bạn nhẹ nhàng chạm vào má trẻ, trẻ sẽ quay mặt, mở miệng về phía tay hoặc ngực của bạn.
Đây là một bản năng giúp trẻ tự động tìm kiếm thức ăn.
2.
Mút bú Trẻ sơ sinh sẽ tự động bắt đầu bú mút nếu có gì đó chạm vào miệng trẻ, mặc dù ban đầu lúc mới sinh trẻ chưa biết hút bú nhưng dần dần hành động sẽ được hình thành.
3.
Cầm nắm Các em bé sẽ tự động đóng các ngón tay của mình lại khi có một vật gì đó chạm vào lòng bàn tay của bé.
Phản xạ này sẽ giúp phát triển kỹ năng cầm nắm sau này.
4.
Bước đi Khi trẻ lớn hơn một chút, nếu bạn giữ bé thẳng đứng và để bàn chân chạm mặt đất, em bé sẽ nhấc một chân lên và sau đó là chân kia, giống như đang tập bước đi vậy.
Phản xạ này là cơ sở để giúp trẻ phát triển kỹ năng đi bộ khi được 1 tuổi.
Những phản xạ này là một phần bình thường trong quá trình phát triển, bao gồm cả phản xạ giật mình khi ngủ nữa.
Cách khắc phục hiệu quả Các phản xạ giật mình sẽ bắt đầu biến mất khi trẻ phát triển và lớn lên, thời điểm tầm khoảng 3-6 tháng tuổi.
Lúc này, trẻ đang học cách kiểm soát các cử động của mình, từ các phản xạ sẽ phát triển thành hành động và kỹ năng.
Do đó bố mẹ không cần phải làm gì cả, cứ để tự nhiên như vậy thôi.
Mặc dù đôi khi, phản xạ này có thể khiến trẻ bị thức giấc nửa đêm và quấy khóc hoặc ngủ sai tư thế, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
Để khắc phục tình trạng trẻ ngủ hay giật mình này, bố mẹ hãy thử các cách sau : Nhẹ nhàng đặt em bé khi nằm xuống, điều này sẽ giúp trẻ không trải qua cảm giác bị rơi xuống – nó sẽ kích hoạt phản xạ giật mình trong khi ngủ.
Bọc em bé bằng vải (quấn tã), điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, ấm áp hơn và ngủ ngon giấc hơn.
Khi trẻ thức giấc, hãy cho trẻ có không gian để tự do duỗi tay và chân.
Một đứa trẻ không có những phản xạ bình thường như là giật mình khi ngủ thì đó là dấu hiệu không tốt.
Thậm chí nó có thể là dấu hiệu của chấn thương dây thần kinh, nghiêm trọng hơn là tổn thương não hoặc tủy sống.
Hy vọng rằng, qua những thông tin, bố mẹ đã hiểu được vì sao trẻ ngủ hay giật mình.
Tóm lại, điều này là hoàn toàn bình thường, không gì đáng lo ngại.
Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, đừng ngại ngần liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất nhé!.