hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Đời sống Sức khoẻ

Viêm phổi ở trẻ em có dấu hiệu gì

3 years ago
in Sức khoẻ
Viêm phổi ở trẻ em có dấu hiệu gì

Mạng Y Tế, Vì Sức Khỏe Cộng Đồng Chào bạn, bạn đang nghe audio trên website mangyte.

LIÊN QUAN

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

vn Viêm phổi ở trẻ em có dấu hiệu gì Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra.

Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ.

1.

Tác nhân gây viêm phổi ở trẻ em.

Nhiều nghiên cứu cho biết: có 3 loại mầm bệnh chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ em là, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, nấm.

Các loại vi khuẩn thường gặp, gây viêm phổi ở trẻ em là: S pneumonia chiếm khoảng 30 đến 50% trường hợp, H influenzae type B đứng hàng thứ 2, chiếm khoảng 10 đến 30%, tiếp theo là S aureus và K pneumonia.

Các vi khuẩn khác, cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em, ít gặp hơn như: M pneumonia thường gây viêm phổi, không điển hình ở trẻ trên 5 tuổi, liên cầu B và Chlamydia spp, có thể gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh, vi khuẩn K pneumonia và một số vi khuẩn Gr âm khác, cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ nhỏ, và đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Do ảnh hưởng của đại dịch HIV, nên có thể gặp viêm phổi, do Pneumocystis Jiroveci ở trẻ nhiễm HIV.

Nguyên nhân gây viêm phổi do virus cho thấy: khoảng 15 đến 40%, là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV), kế đến là virus cúm A, B, cúm, metapneumovirus ở người và adenovirus.

Những trường hợp nhiễm virus đường hô hấp, ban đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi, do vi khuẩn thứ phát, hoặc đôi khi cũng gặp, những trường hợp viêm phổi, phối hợp giữa virus và vi khuẩn ở trẻ nhỏ, sống trong điều kiện thiếu thốn dinh dưỡng và quần áo ấm.

Các virus varicella và sởi, đôi khi cũng gây viêm phổi ở trẻ em.

Ký sinh trùng, nấm: tuy ít gặp, nhưng các loại nấm Histoplasmosis toxoplasmosis và candida, cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ em, trong một số hoàn cảnh đặc biệt.

2.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em.

Ở một trẻ bị viêm phổi, thường gặp các triệu chứng như sau: thở nhanh là dấu hiệu, có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất.

Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ dưới 5 tuổi, thở nhanh như sau: nhịp thở từ 60 lần mỗi phút trở lên, đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở từ 50 lần mỗi phút trở lên, đối với trẻ 2 tháng đến 12 tháng tuổi, nhịp thở từ 40 lần mỗi phút trở lên, đối với trẻ 1 đến 5 tuổi.

Cha mẹ hoặc người thân có thể đếm nhịp thở, khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ, và phải đếm trong 1 phút, muốn có kết quả chính xác, thì đếm 2 đến 3 lần.

Bác sĩ nghe thấy ran ẩm nhỏ hạt, cũng là dấu hiệu có giá trị, thường được dùng trong chẩn đoán viêm phổi.

Nếu trẻ bị viêm phổi nặng, sẽ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực.

Để phát hiện dấu hiệu này, cần nhìn vào phần dưới lồng ngực, (1 phần 3 dưới), lõm vào khi trẻ hít vào.

Chú ý rằng, khi chỉ thấy phần mềm giữa xương sườn, hoặc vùng trên xương đòn rút lõm, thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực.

Mặt khác, ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ, thì chưa có giá trị phân loại, vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường, cũng có thể hơi bị rút lõm.

Do đó, ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh, (lõm sâu và dễ nhìn thấy), mới có giá trị để chẩn đoán viêm phổi.

Triệu chứng thường gặp nữa là sốt cao.

Triệu chứng thở khò khè, có thể ở trẻ lớn bị viêm phổi, do mycoplasma.

Song triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh hen, nếu không chụp Xquang phổi.

Những triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích, và các bất thường khi khám phổi thay đổi, phụ thuộc vào tuổi bệnh nhi và mức độ nặng của bệnh.

Các triệu chứng như bỏ bú, thở rên, tím trung tâm, có thể là những gợi ý của tình trạng thiếu oxy, nhưng các triệu chứng này không có độ nhạy và đặc hiệu cao, vì vậy, khi có điều kiện, cần phải đo độ bão hoà oxy qua da, cho bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp hoặc có vẻ bị bệnh nặng.

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em, cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng nói trên, và hình ảnh tổn thương trên phim chụp Xquang phổi.

Căn cứ vào sự phân loại, của Tổ chức Y tế thế giới đối với các mức độ viêm phổi, gồm các thể: rất nặng, nặng và không nặng, dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thầy thuốc lâm sàng quyết định các biện pháp điều trị hỗ trợ, như thở oxy, bù dịch và kháng sinh đặc hiệu.

Viêm phổi rất nặng với các biểu hiện: trẻ có ho hoặc khó thở, cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính là: tím tái, co giật, lơ mơ hoặc hôn mê, không uống được hoặc bỏ bú, hoặc nôn ra tất cả mọi thứ, suy hô hấp nặng, với biểu hiện đầu gật gù theo nhịp thở, và co kéo cơ hô hấp phụ.

Ngoài ra, có thể có thêm một số triệu chứng khác gồm: thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực, nghe phổi có thể thấy giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt, tiếng cọ màng phổi.

Viêm phổi nặng: trẻ ho hoặc khó thở, và có ít nhất một trong các triệu chứng chính là: co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở rên, (ở trẻ dưới 2 tháng), và không có các dấu hiệu chính của viêm phổi rất nặng.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể có thêm một số các triệu chứng khác, đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng.

Viêm phổi không nặng: trẻ có ho hoặc khó thở, và khó thở nhanh, trẻ dưới 2 tháng: nhịp thở khoảng 60 lần mỗi phút, trẻ từ 2 đến 12 tháng: nhịp thở khoảng 50 lần mỗi phút, trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: nhịp thở khoảng 40 lần mỗi phút, nhưng không có một trong các triệu chứng chính, của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.

Nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt.

3.

Phương pháp điều trị.

Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng: những trẻ này cần phải điều trị tại bệnh viện, do bệnh có thể diễn biến nặng lên rất nhanh, khó tiên lượng và cần phải theo dõi chặt chẽ.

Tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn Gram âm, tụ cầu, liên cầu nhóm B, phế cầu, H influenzae, vân vân.

Cần dùng kháng sinh benzyl penicillin hoặc ampicillin, kết hợp với gentamicin.

Một đợt dùng từ 5 đến 10 ngày.

Đối với các trường hợp viêm phổi rất nặng, thì dùng cefotaxime.

Điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: tác nhân gây bệnh chủ yếu là các loại vi khuẩn, như phế cầu, H influenzae và M catarrhalis, còn các vi khuẩn khác, như tụ cầu hoặc vi khuẩn Gram (-), thì ít gặp hơn.

Viêm phổi rất nặng, trẻ có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì, vân vân.

Điều trị tại bệnh viện.

Kháng sinh nên dùng là: benzyl penicillin hoặc ampicillin, phối hợp với gentamicin.

Nếu bệnh không thuyên giảm dùng cefuroxime.

Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu, thì dùng oxacillin kết hợp với gentamicin, hoặc nếu không có oxacillin thì dùng cephalothin và gentamicin.

Nếu gặp tụ cầu kháng methicillin cao, thì có thể chuyển sang dùng vancomycin.

Viêm phổi nặng, trẻ có khó thở, co rút lồng ngực.

Cần điều trị tại bệnh viện.

Kháng sinh nên dùng là benzyl penicillin hoặc ampicillin.

Theo dõi sau 2 đến 3 ngày.

Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5 đến 10 ngày.

Nếu không đỡ hoặc nặng thêm, thì điều trị như viêm phổi rất nặng nói trên.

Viêm phổi không nặng, chỉ có ho và thở nhanh.

Điều trị tại nhà bằng amoxycillin, và theo dõi sau 2 đến 3 ngày.

Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5 đến 7 ngày.

Nếu không đỡ hoặc nặng thêm, thì điều trị như viêm phổi nặng nói trên.

Điều trị viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi: nguyên nhân thường do phế cầu hoặc H influenzae, vân vân.

Thuốc có thể dùng là benzyl penicillin, hoặc cephalothin, cefuroxime, ceftriaxone, có thể thay bằng amoxy/clavulanic, (augmentin), hoặc ampicillin/sulbactam.

– Điều trị viêm phổi không điển hình: nguyên nhân thường do Mycoplasma, Chlamydia, Legionella hoặc Ricketsia gây bệnh.

Thuốc nên dùng là: erythromycine, trong 10 ngày, azithromycine dùng trong 7 đến 10 ngày.

4.

Biện pháp phòng bệnh.

Muốn phòng bệnh viêm phổi cho trẻ em, cần thực hiện các biện pháp như sau: cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh cho trẻ hít phải khói, bụi.

Giữ vệ sinh răng miệng, bằng việc chải răng cho trẻ ngày 2 lần, sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Khám và điều trị sớm, tích cực các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt cho trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin, trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Mùa đông cần mặc quần áo đủ ấm cho trẻ, chú ý giữ ấm vùng ngực, cổ, đầu mặt cho trẻ, nhất là khi phải đưa trẻ đi ra ngoài.

Viêm phổi ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, cần theo dõi chặt chẽ tại cở sở y tế.

Bác sĩ: Ninh Hồng.

Nội dung bài viết đến đây là kết thúc, bạn có thắc mắc, câu hỏi gì xin hãy chia sẻ bình luận bên dưới bài viết này.

Mời bạn hãy đăng ký kênh Mạng Y Tế, chia sẻ bài viết này tới bạn bè và theo dõi thêm những audio tiếp theo.

Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều điều bổ ích.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

.

Related Posts

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

by
August 18, 2020
0
0

Giới thiệu với bạn đây là cây rau ngổ Người ta thường dùng cây này làm rau gia vị cho...

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

by
August 18, 2020
0
0

Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng trọn đời Tỏi là gia...

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

by
August 18, 2020
0
0

TOP 8 CÂY THUỐC CHỮA GAN NHIỄM MỠ MỌC QUANH NHÀ BẠN Do thói quen ăn uống thời hiện đại,...

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

by
August 18, 2020
0
0

mib lab xib reb do do xib do xib lab sol xib xib xib do lab ...

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

by
August 18, 2020
0
0

 Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên...

Next Post
Trào ngược dạ dày thực quản, những dấu hiệu dễ bị bỏ qua về y học

Trào ngược dạ dày thực quản, những dấu hiệu dễ bị bỏ qua về y học

15 dấu hiệu cảnh báo ung thư

15 dấu hiệu cảnh báo ung thư

RECOMMENDED

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

January 4, 2022
0
Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

December 14, 2021
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)